Bấm ESC để đóng

Tài Chính 24hTài Chính 24h

Bật Mí Cách Phân Biệt Vay Tín Chấp Và Vay Thế Chấp Đơn Giản

Việc phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp – hai hình thức vay vốn phổ biến trong thế giới tài chính là cần thiết khi bạn đang muốn vay vốn đầu tư. Mỗi phương thức vay lại có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với nhu cầu và điều kiện khác nhau của người vay. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hình này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây để từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

1. Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là phương thức vay tiền mà không yêu cầu bảo đảm bằng tài sản. Các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ xét duyệt và cấp khoản vay này dựa trên điểm tín dụng và độ tin cậy của người vay.

2. Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức vay vốn mà người vay cần phải có tài sản đảm bảo để thế chấp cho khoản vay. Tài sản này có thể là nhà đất, ô tô, máy móc, thiết bị hoặc các loại giấy tờ có giá trị khác. Trong quá trình vay, ngân hàng hoặc đơn vị cho vay sẽ giữ giấy tờ liên quan đến tài sản đó như một biện pháp đảm bảo rằng khoản vay sẽ được trả lại đúng hạn.

3. Tại sao cần phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp?

Việc phân biệt vay tín chấp với vay thế chấp là quan trọng vì mỗi hình thức có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định và khả năng tài chính của người vay.  Vay tín chấp thường được sử dụng cho các mục đích cá nhân hoặc đầu tư ngắn hạn, trong khi vay thế chấp thích hợp cho các khoản đầu tư lớn và dài hạn như mua nhà, đất hoặc kinh doanh.

Khi hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại hình vay này, bạn sẽ đưa ra được phương án phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính và kế hoạch trả nợ của mình. Từ đó, người vay có thể tối ưu hóa lợi ích, giảm thiểu rủi ro tài chính. 

4. So sánh tổng quan vay tín chấp và vay thế chấp

Trước khi đi vào so sánh chi tiết các đặc điểm nổi bật của hai hình thức này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bảng phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp tổng quan dưới đây để phân biệt được cơ bản hai hình thức cho vay này nhé. 

Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp
Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

Xem thêm: Lãi Suất Vay Ngân Hàng Năm 2024 “Hạ Nhiệt”, Có Nên Vay Vốn Đầu Tư Tài Chính?

5. Điểm tương đồng giữa 2 hình thức vay tín chấp với thế chấp

Những điểm tương đồng giữa hai hình thức vay phổ biến này sẽ giúp người vay hiểu rõ hơn về các lựa chọn tài chính có sẵn cũng như phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp. Từ đó, bạn có thể quyết định hình thức vay phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân. 

Dù có nhiều khác biệt, song vay tín chấp và vay thế chấp đều có một số điểm tương đồng quan trọng như:

  • Mục đích vay: Cho phép cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tài chính như tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh, mua sắm, xây dựng tổ ấm, mua nhà, mua xe
  • Quy trình xét duyệt: Dù có sự khác biệt về thủ tục và tài liệu cần thiết, hai hình thức này đều yêu cầu quá trình xét duyệt từ ngân hàng, trong đó khả năng trả nợ của người vay sẽ được đánh giá. 
  • Kỳ hạn vay: Cả hai loại hình vay đều có kỳ hạn vay cụ thể, dù thời gian có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng hợp đồng vay.
  • Lãi suất và phí: Dù mức lãi suất có thể khác nhau, nhưng vay tín chấp và vay thế chấp đều có lãi suất cùng các loại phí liên quan đến việc vay, trả nợ.
  • Thời hạn vay: Đều có thời hạn vay linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu của người vay. 

6. Những điểm khác biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp

6.1. Điều kiện vay

Đối với vay tín chấp:

Mỗi tổ chức tài chính hoặc ngân hàng có bộ quy tắc riêng khi cấp vay tín chấp. Dù vậy, người muốn vay cần thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau để được xem xét:

  • Công dân Việt Nam: Cư trú và làm việc ổn định tại Việt Nam.
  • Độ tuổi: Từ 20 – 60 tuổi, tùy thuộc vào sản phẩm và ngân hàng.
  • Thu nhập sau thuế: Tối thiểu từ 6 triệu đồng/tháng.
  • Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Không thuộc đối tượng cấm vay theo quy định pháp luật.
  • Lịch sử tín dụng tốt: Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Đối với vay thế chấp: 

  • Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên.
  • Quốc tịch: Có quốc tịch Việt Nam hoặc có quốc tịch nước ngoài đang cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Giấy tờ tùy thân: Có CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu có hiệu lực.
  • Tài sản thế chấp: Có tài sản thế chấp là bất động sản hợp pháp và có giá trị.
  • Thu nhập ổn định: Có thu nhập từ tiền lương hoặc công việc kinh doanh.

Theo đó, tài sản thế chấp đóng vai trò như một hình thức bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro. Nếu người đi vay mất khả năng trả nợ, người cho vay có thể thu giữ tài sản thế chấp và bán tài sản đó để bù đắp khoản lỗ từ việc cho vay.

Xem thêm: Lãi suất vay ngân hàng 2024 – Đừng bỏ lỡ 3 cách kiếm lời nhanh chóng từ khoản vay

6.2. Thủ tục vay

6.2.1. Vay tín chấp

Vay tín chấp có thủ tục đơn giản và thời gian giải ngân nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu cấp bách về tài chính. 

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của ngân hàng.
  • Hồ sơ nhân thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu.
  • Hồ sơ cư trú: Sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú/KT3.
  • Hồ sơ nguồn thu: Hợp đồng lao động, sao kê lương.

Quy trình vay tín chấp:

  • Tìm hiểu điều kiện vay: Liên hệ ngân hàng để biết điều kiện cụ thể.
  • Tư vấn khoản vay: Nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn về mức vay, thời hạn trả nợ, lãi suất.
  • Chuẩn bị hồ sơ: Hoàn tất các giấy tờ cần thiết.
  • Thẩm định và duyệt vay: Quá trình này có thể mất từ 3 – 5 ngày.

6.2.2. Vay thế chấp

Ngược lại, vay thế chấp đòi hỏi thủ tục phức tạp hơn và thời gian xử lý lâu hơn do cần thẩm định tài sản đảm bảo.

  • Đăng ký vay vốn: Khách hàng liên hệ với ngân hàng để đăng ký vay vốn và nhận tư vấn về các sản phẩm vay.
  • Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp: Bao gồm giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu), hồ sơ cư trú (Hộ khẩu/KT3/Giấy tạm trú), giấy tờ chứng minh thu nhập và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
  • Thẩm định tài sản thế chấp: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định giá trị của tài sản mà bạn đưa ra làm thế chấp.
  • Phê duyệt khoản vay: Dựa trên kết quả thẩm định, ngân hàng sẽ quyết định có phê duyệt khoản vay hay không.
  • Thông báo kết quả và giải ngân: Nếu khoản vay được phê duyệt, ngân hàng sẽ thông báo cho bạn và tiến hành giải ngân.
Thủ tục vay thế chấp sẽ mất nhiều thời gian hơn vay tín chấp
Thủ tục vay thế chấp sẽ mất nhiều thời gian hơn vay tín chấp

6.3. Đối tượng phù hợp vay

Trường hợp vay tín chấp:

  • Người đi làm hưởng lương từ 3 tháng trở lên, mức lương từ 3 triệu/tháng.
  • Có bảo hiểm nhân thọ hơn 1 năm, phí bảo hiểm nhân thọ trên 3 triệu.
  • Đã từng vay ở một tổ chức tín dụng.
  • Đứng tên trên hóa đơn tiền điện lớn hơn 300.000 đồng/tháng.

Trường hợp vay thế chấp: 

  • Công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18-65, có đủ năng lực và hành vi dân sự.
  • Sinh sống và làm việc tại nơi có chi nhánh ngân hàng hoạt động.
  • Có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng hàng tháng.
  • Có lịch sử tín dụng tốt, không có tình trạng nợ xấu trong các khoản vay vốn trước đó.

6.4. Thời hạn vay

Thời hạn vay tín chấp thường linh hoạt, dao động từ 12 tháng đến 60 tháng. Tùy thuộc vào ngân hàng và sản phẩm vay cụ thể, bạn có thể chọn thời hạn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình

Trong khi đó, thời hạn vay tiền ngân hàng thế chấp tương đối dài và linh hoạt, có thể từ 5 năm, 10 năm hoặc tối đa lên tới 25 năm. Tùy vào nhu cầu vay thực tế, khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Có thể nói lãi suất thấp và thời gian vay dài là một trong những ưu điểm của hình thức vay thế chấp.

6.5. Số tiền vay

Vay tín chấp: Phụ thuộc vào thu nhập và điều kiện cụ thể của người vay tại ngân hàng. Một số ngân hàng cho phép vay tối đa tới 15 lần thu nhập. 

  • Số tiền này thường được giới hạn ở mức khoảng 500 triệu đồng, nhưng có thể lên đến 1 tỷ đồng tại một số ngân hàng như HSBC hay LienVietPostBank. 
  • Đối với ngân hàng PVcomBank, bạn có thể vay tới 36 lần thu nhập, tối đa 3 tỷ đồng, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của khách hàng. 

Vay thế chấp: Số tiền có thể vay tại Việt Nam phụ thuộc vào giá trị của tài sản bạn sử dụng để thế chấp và chính sách của từng ngân hàng. 

  • Thông thường, bạn có thể vay từ 70% đến 80% giá trị thực tế của tài sản thế chấp. 
  • Một số ngân hàng cụ thể có thể hỗ trợ vay tới 75% giá nhà/căn hộ và tối đa lên tới 20 tỷ đồng. 

Để biết chính xác số tiền có thể vay, bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được tư vấn cụ thể dựa trên giá trị tài sản của mình. 

Thông thường vay thuế chấp có thể mượn được số tiền lớn hơn
Thông thường vay thuế chấp có thể mượn được số tiền lớn hơn

6.6. Lãi suất

Vay tín chấp thường có lãi suất cao hơn do ngân hàng chịu rủi ro lớn hơn khi không có tài sản đảm bảo. Lãi suất vay tín chấp tại các ngân hàng và công ty tài chính ở Việt Nam có sự chênh lệch tùy thuộc vào sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Dưới đây là một số thông tin về lãi suất vay tín chấp:

  • Ngân hàng Vietcombank: Lãi suất khoảng 10% mỗi năm.
  • Ngân hàng BIDV: Lãi suất từ 8,2% mỗi năm.
  • Ngân hàng Techcombank: Lãi suất từ 12,99% mỗi năm.
  • Công ty tài chính Home Credit: Lãi suất có thể lên tới 33% mỗi năm.
  • Công ty tài chính FE Credit: Lãi suất khoảng 21% mỗi năm.
  • Lãi suất vay tín chấp tại các ngân hàng thường thấp hơn so với các công ty tài chính, dao động từ 8% đến 15% mỗi năm. Tại các công ty tài chính, lãi suất có thể từ 20% đến 40%.

Trong khi đó, vay thế chấp có lãi suất thấp hơn nhờ có tài sản thế chấp làm giảm rủi ro cho ngân hàng. Lãi suất vay thế chấp tại Việt Nam thay đổi tùy thuộc vào từng ngân hàng và có thể được cập nhật theo thời gian. Dưới đây là thông tin lãi suất vay thế chấp từ một số ngân hàng tính đến tháng 4 năm 2024:

Ngân hàng nhà nước:

  • Agribank: 6% – 9%.
  • Oceanbank: 5.99% – 7.5%.
  • GPbank: 6% – 8%.

Ngân hàng thương mại cổ phần:

  • VietcomBank: 9% – 10.2%/năm.
  • BIDV: 7.5%/năm.
  • VietinBank: 7.7% – 8.62%/năm.
  • TechcomBank: 5.99 – 10.99%/năm.
  • SacomBank: 13%/năm.
  • ACB: 9.5%/năm

6.7. Ưu điểm  

Vay tín chấp Vay thế chấp
  • Không cần tài sản thế chấp có giá trị như nhà cửa hay xe cộ để vay tín chấp.
  • Không bị tịch thu tài sản, ngân hàng không thể trực tiếp tịch thu tài sản thế chấp nếu bạn không thể trả nợ.
  • Khoản vay tín chấp có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tiêu dùng đến đầu tư.
  • Quy trình vay tín chấp đơn giản hơn vay thế chấp vì không cần thẩm định giá tài sản thế chấp.
  • Lãi suất cho vay thường thấp hơn so với hình thức vay tín chấp.
  • Phương thức trả nợ linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn lớn của khách hàng.
  • Hạn mức vay có thể lên đến vài tỷ hoặc vài chục tỷ, phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm.
  • Thời hạn vay có thể kéo dài lên đến 25 năm.
  • Thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng.

6.8. Nhược điểm và rủi ro tiềm ẩn 

Vay tín chấp Vay thế chấp
  • Ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Việc thanh toán không đúng hạn hoặc không trả được nợ có thể làm giảm điểm tín dụng và tạo nợ xấu.
  • Rủi ro pháp lý: Nếu không trả được nợ, người vay có thể phải đối mặt với các hành động pháp lý và có thể bị trích lương để thu hồi nợ.
  • Yêu cầu tín dụng cao: Người cho vay có thể đặt ra yêu cầu cao hơn về điểm tín dụng cho vay tín chấp so với vay thế chấp do mức độ rủi ro cao hơn.
  • Lãi suất và điều khoản không ưu đãi: Lãi suất và điều khoản của vay tín chấp thường không thuận lợi như vay thế chấp, đặc biệt với những người có lịch sử tín dụng không tốt.
  • Yêu cầu tài sản đảm bảo: Bạn cần có tài sản có giá trị để thế chấp cho khoản vay.
  • Rủi ro mất tài sản: Nếu không trả nợ được, bạn có thể mất quyền sở hữu tài sản thế chấp.
  • Thời gian giải ngân lâu hơn: Do cần thời gian thẩm định tài sản, thủ tục vay mất nhiều thời gian hơn.
  • Áp lực trả nợ: Có thể gây áp lực tài chính nếu không tính toán kỹ lưỡng khả năng trả nợ.

7. Nên chọn hình thức vay nào?

Việc lựa chọn giữa vay tín chấp và vay thế chấp phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, mục đích vay và khả năng trả nợ của bạn. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét để quyết định:

Mục đích vay: 

  • Nếu bạn cần một khoản vay lớn, có thể để mua nhà hoặc đầu tư dài hạn, vay thế chấp có thể phù hợp hơn do số tiền vay được nhiều hơn và thời hạn vay dài hơn.
  • Đối với nhu cầu vay ngắn hạn hoặc vay vốn kinh doanh nhỏ, vay tín chấp có thể là lựa chọn tốt vì thủ tục nhanh chóng và không yêu cầu tài sản đảm bảo.

Khả năng trả nợ:

  • Xem xét thu nhập và chi phí hàng tháng của bạn để đảm bảo rằng bạn có thể trả nợ mà không gặp khó khăn tài chính.
  • Vay thế chấp thường có lãi suất thấp hơn nhưng yêu cầu bạn phải có tài sản đảm bảo, có thể làm tăng rủi ro mất tài sản nếu không trả nợ được.

Lãi suất và thời hạn vay:

  • So sánh lãi suất và thời hạn vay giữa các ngân hàng để tìm ra điều kiện vay tốt nhất phù hợp với khả năng tài chính của bạn.

Tài sản đảm bảo:

  • Nếu bạn có tài sản có giá trị và sẵn lòng sử dụng nó để thế chấp, vay thế chấp có thể giúp bạn vay được số tiền lớn hơn với lãi suất thấp hơn.

Cuối cùng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu thông tin từ nhiều ngân hàng trước khi quyết định. Đôi khi, việc tư vấn với một chuyên gia tài chính cũng có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

8. Tối ưu khoản vay với công cụ tính lãi suất của ONUS

Khi tìm hiểu về các hình thức vay tiền, bên cạnh việc phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp, nhiều người thắc mắc về cách tính lãi suất cho vay cũng như công thức áp dụng khi họ định nộp đơn vay vốn. Hiện có hai phương pháp tính lãi suất thông dụng là dựa vào số dư nợ gốc và số dư nợ giảm dần, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và hạn chế riêng.

Tính lãi vay với công cụ tính lãi suất của ONUS
Tính lãi vay với công cụ tính lãi suất của ONUS

Để tính lãi suất một cách chính xác, bạn có thể sử dụng công cụ tính lãi suất vay ngân hàng, một giải pháp trực quan, tự động và dễ sử dụng hoặc dùng Công cụ tính lãi suất vay ngân hàng của ONUS . Bạn chỉ cần nhập số tiền muốn vay, thời hạn vay, lãi suất mong muốn và chọn phương pháp tính, sau đó công cụ sẽ tự động cung cấp kết quả một cách nhanh chóng.

9. Một số câu hỏi thường gặp 

  • Có phải vay tín chấp không cần chứng minh thu nhập?

Có một số tổ chức tài chính cho phép vay tín chấp mà không cần chứng minh thu nhập. Khách hàng có thể sử dụng các loại giấy tờ khác như hóa đơn điện nước, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, giấy đăng ký xe, CMND, sổ hộ khẩu để được xem xét cho vay.

  • Vay tín chấp không có tài sản trả thì như nào?

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo. Nếu không có khả năng trả nợ, người vay có thể phải đối mặt với việc bị áp dụng lãi suất phạt và các biện pháp thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.

  • Nợ xấu tín dụng có vay được thế chấp không?

Việc vay thế chấp khi có nợ xấu phụ thuộc vào từng ngân hàng và tổ chức tài chính. Thông thường, nếu nợ xấu thuộc nhóm 1 hoặc 2, khả năng vay vốn vẫn còn nhưng với điều kiện khắt khe hơn. Đối với nợ xấu thuộc nhóm 3 trở lên, việc vay vốn sẽ khó khăn hơn và có thể không được chấp nhận.

Như vậy, bạn đã có cái nhìn tổng quan để phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp cũng như đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh cá nhân của mình. Để biết thông tin chi tiết và chính xác nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn dự định sẽ vay vốn. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hình thức vay thế chấp, đảm bảo khả năng trả nợ và hiểu rõ các điều khoản của ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *