Funding rate – cán cân tài chính luôn xuất hiện giữa vị thế long – short mỗi khi thị trường có biến động về giá của các đồng tiền điện tử.
Khi tham gia đầu tư vào thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền điện tử, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình những hình thức đầu tư hợp đồng tương lai một cách thông minh. Người sẽ chọn giữ vị thế long để đầu tư, có người khác lại chọn vị thế short.
Vậy Funding rate là gì? Và chỉ số này tác động thế nào đến lợi nhuận của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tiền điện tử?
Mục lục
1. Funding Rate – cán cân tài chính giữa vị thế Long/Short là gì?
Vì khái niệm Funding Rate là chỉ số biểu thị tỷ lệ giữa vị thế mua (Long) và vị thế bán (Short) trên các hợp đồng tương lai, nên trước khi đưa ra khái niệm và ứng dụng của Funding rate, ta cần hiểu rõ mối mối tương quan của hai vị thế Long/Short trước.
1.1. Vị thế Long/Show là gì?
Vị thế Long/Short là hai chiến lược hoạch định thị trường đầu tư trước khi thực hiện giao dịch của các nhà đầu tư Crypto, trong đó:
- Vị thế Long: việc nhà đầu tư đặt vị thế Long với hy vọng giá của tài sản (token, coin) sẽ tăng trong tương lai và đặt lệnh mua cho dự đoán của mình. Khi giá lên tới mức lợi nhuận mong muốn, nhà đầu tư sẽ thực hiện đóng lệnh và thu về lợi nhuận.
- Vị thế Short: ngược lại với vị thế Long, khi nhà đầu tư đặt vị thế Short sẽ hy vọng giá của tài sản sẽ giảm xuống trong tương lai và đặt lệnh bán cho dự đoán của mình. Khi giá giảm như dự đoán, tới mức thấp nhất mà họ hy vọng, nhà đầu tư sẽ đóng lệnh.
Điều này đặt ra một vấn đề, đấy là làm thế nào để phân định được khi nào và bằng cách nào có thể thanh toán, chia sẻ lợi nhuận giữa hai vị thế Long/Short trên thị trường giao dịch?
Và chỉ số Funding Rate được tạo ra để giải quyết vấn đề này cho các nhà giao dịch. Vậy chỉ số Funding rate là gì và nó thể hiện như thế nào trên biểu đồ thanh toán Long/Short.
1.2. Funding Rate là gì?
Funding rate – khoản thanh toán định kì giữa vị thế Long và Short, thông qua tỷ lệ chênh lệch giữa giá tài sản ở thị trường giao ngay (Spot) và giá tài sản ở thị trường tương lai ( Futures).
Ta có công thức tính như sau:
Funding rate = Max(0, Min(Premium Index, Mark Price) – Fair Price)/ Funding Interval
Trong đó:
- Premium Index: Tỷ số chênh lệch giữa giá tương lai và giá hiện tại, được tính dựa trên công thức: “ ((Giá tương lai – Giá thị trường)/Giá thị trường)*100%.
- Mark Price: giá hiện tại của hợp đồng tương lai;
- Fair Price: giá tương lai của hợp đồng;
- Funding Interval: là thời gian giữa các lần tính Funding rate, thường là 8 tiếng cho mỗi lần.
– Funding Fee = Funding Rate x Tổng khối lượng vị thế đang mở.
Ví dụ: Bạn đang mở một vị thế Long là 20$ với đòn bẩy là x20, tổng khối lượng vị thế đang mở của bạn là 400$.
Nếu tại thời điểm đóng lệnh, thị trường đang có mức Funding rate là 0.03%, thì mức phí bạn sẽ phải trả cho phe vị thế Short là 0,12$. Còn nếu thị trường đang có mức Funding rate là -0.03% thì bạn sẽ nhận được 0,12$ từ phe vị thế Short.
Hầu hết các sàn giao dịch có thời gian tính Funding rate theo chu kỳ 8 tiếng một lần.
Nếu tỷ lệ giữa thị trường Spot cao hơn Futures, chỉ số Funding rate là chỉ số âm, người mua (vị thế short) sẽ phải thanh toán cho người bán (vị thế Long). Ngược lại, nếu thị trường Spot thấp hơn Futures, chỉ số Funding rate là chỉ số dương, người mua (vị thế Long) sẽ phải trả tiền cho người bán (vị thế Short).
Và theo đó, trong khi thị trường đang có xu hướng tăng giá, chỉ số Funding rate sẽ dương và có xu hướng tăng theo thời gian. Ngược lại, khi thị trường đang có xu hướng giảm giá, chỉ số Funding rate sẽ âm và có xu hướng giảm theo thời gian.
Điều này tạo ra một cán cân tự nhiên trong thị trường đầu tư hợp đồng tương lai (Futures) và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định, hành động đầu tư của thị trường.
Bạn có thể theo dõi tỷ lệ Funding rate thông qua công cụ truy vấn dữ liệu về giao dịch giữa các vị thế trên ứng dụng đầu tư tiền điện tử ONUS và cập nhật xu hướng giao dịch của thị trường thông qua đường dẫn: Thông tin giao dịch – chỉ số Funding rate
1.3. Lợi ích và tác động của Funding rate tới nhà đầu tư như thế nào?
Về cơ bản, chỉ số Funding rate thể hiện tâm lý đầu tư của nhà giao dịch và xu hướng lên xuống của giá cả trên thị trường tiền điện tử.
Điều này sẽ giúp phân hóa và tạo tính khác biệt giữa thị trường tiền điện tử so với các thị trường tài chính truyền thống, khi các sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng hợp đồng tương lai vĩnh cửu, tức sẽ giúp các nhà đầu tư duy trì vị thế của mình liên tục mà không phải lo về kỳ hạn và các kỳ thanh toán định kỳ, đây là tính chất đặc biệt chỉ riêng thị trường phi tập trung của tiền điện tử mới có.
Vậy lợi ích mà chỉ số Funding rate mang lại cho nhà đầu tư là gì?
- Cơ hội tài chính: Nắm rõ cách hoạt động và công thức đánh giá các chỉ báo trên biểu đồ giá trị của các đồng coin, nhà giao dịch sẽ nắm bắt được xu hướng biến động và đảo chiều giá của các đồng tiền, khoản tài sản mà mình đầu tư. Từ đó sẽ có những quyết định mua/bán, đặt lệnh hợp lý, thu về khoản lợi nhuận lớn.
- Đọc vị thị trường: Việc cập nhật liên tục chỉ số Funding rate sẽ giúp nhà giao dịch “đọc vị” được xu hướng của thị trường, lược bỏ được các yếu tố liên quan tới tính đầu cơ, loại bỏ tâm lý FOMO có thể ảnh hưởng tới quá trình đầu tư của bạn.
- Giảm chi phí giao dịch: Như đã nói, thị trường tiền điện tử có xu hướng biến động mạnh và nhanh, nên việc nắm rõ xu hướng giá trên thị trường cho phép bạn chọn vị thế Long/Short và thời điểm chốt lời linh hoạt.
- Thu lời nhanh, lợi nhuận lớn: Vì chỉ số Funding rate được tính theo thời gian, cụ thể là 8 tiếng cho một lần tính toán, vậy nên việc đặt lệnh – thu lời – xoay vòng vốn là cực kỳ nhanh chóng.
Tuy nhiên, để đạt được những kỳ vọng như trên, bạn – một nhà đầu tư tài chính thông minh, nên chuẩn bị cho mình những kiến thức và một “cái đầu lạnh” để nắm bắt xu hướng biến động của thị trường một cách nhanh chóng, chính xác.
2. Cơ hội kiếm lời từ Funding rate
Khi đã hiểu rõ Funding rate là gì và cơ chế hoạt động của chỉ số Funding rate tới hai vị thế Long/Short, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tận dụng chỉ số này vào quá trình đầu tư kiếm lời thông qua chiến lược “ Hodl trong tài khoản Spot và Short trong vị thế tương đương trong thị trường Futures”
Về cơ bản, bạn có thể chia khoản tài sản của bạn thành hai nửa, một bên hodl tài sản để đợi giá cao rồi mới bán ra để lấy chênh lệch giá. Đồng thời tận dụng phí Funding fee để tạo nguồn thu nhập song song.
Cụ thể, nếu Funding rate đang dương, thì nghĩa là bên người mua (vị thế Long) sẽ phải trả tiền cho người bán (vị thế Short), tức bên mua đang thiệt so với bên bán, qua đó bên bán sẽ đồng loạt tăng lượng bán ra để hưởng Funding fee.
Ví dụ tại thời điểm này, giá Bitcoin đang tăng và Funding rate +0.0363%/
Vì thế nên nhà đầu tư nên đặt lệnh bán với hy vọng chỉ số này sẽ tiếp tục cao cho tới khi giá Bitcoin có dấu hiệu giảm trong tương lai.
Tuy nhiên, để nắm rõ và đầu tư sinh lời hiệu quả với phương thức đầu tư này, bạn cần:
- Hãy đảm bảo các tài sản, tài khoản mà bạn đang có ý định đầu tư phải có Funding rate dương;
- Linh hoạt sử dụng các mức đòn bẩy để tối ưu vốn và lợi nhuận, tránh các rủi ro về thanh khoản;
- Cập nhật thông tin, xu hướng, chỉ số Funding rate liên tục để có định hướng đầu tư linh hoạt.
Vậy làm thế nào để Scan được chỉ số Funding rate?
Đầu tiên, trên bất cứ sàn giao dịch nào cũng có công cụ và danh sách tỉ lệ Funding của các đồng token trên thị trường, bạn có thể tham khảo qua ứng dụng đầu tư và quản lý Crypto ONUS.
Tổng kết
Về cơ bản, chỉ số Funding rate là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạch định và ra quyết định đầu tư tiền điện tử, từ một con số rồi trở thành một công cụ đắc lực giúp các nhà giao dịch đam mê Long – Short đánh đâu thắng đó.
Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động và xu hướng biến động của chỉ số Funding rate giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro đầu tư một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Long short là gì? Ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền điện tử?
Trả lời