Trong quá trình đầu tư tài chính, nếu bạn là một nhà đầu tư thông minh, thì cân nhắc về hiệu quả của việc quản lý vốn và mức độ rủi ro trong việc đầu tư sinh lời là rất quan trọng.
Và tỷ lệ Sharpe – chỉ số dùng để cân nhắc các danh mục đầu tư khi đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, cho phép so sánh mức độ rủi ro của chiến lược cao hơn so với các khoản đầu tư phi rủi ro khác bao nhiêu và liệu thu nhập có tương xứng với rủi ro đó hay không.
Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích định nghĩa của tỷ lệ Sharpe, cách tính toán, và tại sao nó quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư thông minh.
Mục lục
1. Tỷ lệ Sharpe là gì?
Tỷ lệ Sharpe là một chỉ số được sử dụng trong lĩnh vực tài chính để đánh giá hiệu suất của một khoản đầu tư so với rủi ro mà đầu tư đó mang lại. Cụ thể, tỷ lệ này được tính bằng cách chia khoản thu nhập còn lại (lợi nhuận hoặc lợi nhuận kỳ vọng) của một khoản đầu tư trừ đi lãi suất phi rủi ro (thường là lãi suất tương đối an toàn như lãi suất trái phiếu) cho độ lớn của rủi ro, thường được đo bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận đó.
Thông qua tỷ lệ Sharpe các nhà đầu tư hiểu được lợi tức của khoản đầu tư so với rủi ro mà nó mang lại. Tỷ lệ này thể hiện là lợi nhuận trung bình kiếm được so với lợi nhuận phi rủi ro trên mỗi đơn vị rủi ro.
Vậy ta có thể đáng giá những ý nghĩa và lợi ích khi ứng dụng tỷ lệ Sharpe vào danh mục đầu tư tài chính của mình như thế nào?
Các bạn hãy tiếp tục đọc mục tiếp theo để hiểu được ý nghĩa của chỉ số này nhé.
1.1. Công thức tính tỷ lệ Sharpe
Tỷ lệ Sharpe được coi là thước đo xem lợi nhuận thu được trên một đơn vị rủi ro khi đầu tư theo một chiến lược kinh doanh hay tài sản là bao nhiêu, nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược đầu tư này không?
Thông qua đó, nhà đầu tư hiểu được lợi tức của khoản đầu tư so với rủi ro mà nó mang lại. Chúng ta có công thức tính toán tỷ lệ sharpe như sau:
- Tỷ lệ Sharpe = (Rp – Rf)/ σp
Trong đó:
- Lợi Nhuận Kỳ Vọng của Khoản Đầu Tư ( 𝑅𝑝 ): Đây là lợi nhuận mà bạn mong đợi từ khoản đầu tư của mình. Đây thường là lợi nhuận trung bình mà bạn dự kiến nhận được trong một khoảng thời gian nhất định.
- Lãi Suất Phi Rủi Ro ( 𝑅𝑓): Đây là lãi suất mà bạn có thể kiếm được từ một khoản đầu tư hoặc tài sản không có rủi ro, thường được xem xét là lãi suất trái phiếu hoặc lãi suất tương đối an toàn khác..
- Độ Lệch Chuẩn của Lợi Nhuận (𝜎𝑝): Đây là đo lường mức độ biến động của lợi nhuận từ khoản đầu tư của bạn. Độ lệch chuẩn cao hơn thường biểu thị mức độ rủi ro cao hơn..
Nếu giá trị thu về có các giá trị sau, nhà đầu tư nên có quyết định phù hợp với danh mục đầu tư của mình:
- Tỷ lệ Sharpe có giá trị lớn hơn 1: Đây chính là giá trị tối ưu cho một chiến lược hiệu quả hoặc hiệu suất của danh mục đầu tư.
- Tỷ lệ Sharpe nhỏ hơn hoặc bằng 1: Điều này thể hiện chiến lược hoặc danh mục đầu tư không tối ưu, có nhiều rủi ro, nhưng vẫn có thể được sử dụng. Nhà đầu tư nên có thêm các chiến lược đầu tư khác để giảm thiểu mức độ rủi ro.
- Tỷ lệ Sharpe âm: Điều này có nghĩa là bạn không nên sử dụng chiến lược kinh doanh này, quản lý danh mục đầu tư không hiệu quả.
Theo đó, nếu tỷ lệ Sharpe càng cao, tức là khoản đầu tư đó đạt được lợi nhuận cao hơn so với rủi ro mà đầu tư đó mang lại. Đây là một trong những chỉ số phổ biến được các nhà đầu tư và quản lý quỹ sử dụng để đánh giá và so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư.
1.2. Ví dụ về cách thức tính toán tỷ lệ sharpe trong đầu tư tài chính
Ví dụ thực tế về tỷ lệ Sharpe có thể được giải thích như sau:
Giả sử bạn đang xem xét hai khoản đầu tư khác nhau: một là quỹ đầu tư cổ phiếu và hai là quỹ đầu tư trái phiếu. Quỹ đầu tư cổ phiếu có mức sinh lời trung bình hằng năm là 10%, trong khi quỹ đầu tư trái phiếu có mức sinh lời trung bình hằng năm là 5%.
Bây giờ, hãy giả định rằng lãi suất phi rủi ro hiện tại là 3%. Độ lệch chuẩn của quỹ đầu tư cổ phiếu là 15%, trong khi độ lệch chuẩn của quỹ đầu tư trái phiếu là 8%.
Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu:
- Lợi nhuận kỳ vọng ( 𝑅 𝑝 R p ) = 10%;
- Lãi suất phi rủi ro ( 𝑅 𝑓 R f ) = 3%;
- Độ lệch chuẩn ( 𝜎 𝑝 σ p ) = 15%;
Quỹ Đầu Tư Trái Phiếu:
- Lợi nhuận kỳ vọng ( 𝑅 𝑝 R p ) = 5%;
- Lãi suất phi rủi ro ( 𝑅 𝑓 R f ) = 3%;
- Độ lệch chuẩn ( 𝜎 𝑝 σ p ) = 8%;
Sử dụng công thức tỷ lệ Sharpe:
Tỷ lệ Sharpe= (R p −R f) / σ p .
- Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu:
Tỷ lệ Sharpe= (10%−3%) / 15% = 7/15 ≈ 0.47
- Quỹ Đầu Tư Trái Phiếu:
Tỷ lệ Sharpe= (5%−3%)/ 8%= 2/8 =0.25
Từ công thức tính tỷ lệ Sharpe của quỹ đầu tư cổ phiếu là cao hơn, cho thấy rằng nó có lợi nhuận cao hơn so với rủi ro so với quỹ đầu tư trái phiếu.
Bạn cũng có thể ứng dụng việc tính toán và linh hoạt công thức tính tỷ lệ sharpe vào các kênh đầu tư khác nhau, ví dụ như đầu tư vàng, đầu tư tiền điện tử, Bitcoin,….
Có thể bạn quan tầm: Dogecoin (DOGE) Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Cơ Hội Đầu Tư Dogecoin Năm 2024 .
2. Đặc điểm và ý nghĩa của tỷ lệ Sharpe là gì?
Việc đánh giá hiệu suất đầu tư so với rủi ro có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư và quản lý tài chính vì nó giúp họ hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro mà một khoản đầu tư mang lại. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của việc đánh giá hiệu suất đầu tư so với rủi ro:
- Xác định rủi ro tương thích với mức độ lợi nhuận mong muốn: Đánh giá hiệu suất đầu tư so với rủi ro giúp nhà đầu tư xác định được mức độ rủi ro mà họ sẵn lòng chấp nhận để đạt được mức lợi nhuận mong đợi.
- So sánh và lựa chọn khoản đầu tư tối ưu: Đánh giá hiệu suất đầu tư so với rủi ro giúp so sánh và lựa chọn giữa các cơ hội đầu tư khác nhau. Nhà đầu tư có thể so sánh các khoản đầu tư khác nhau dựa trên tỷ lệ Sharpe và chọn ra những khoản đầu tư có tỷ lệ Sharpe cao nhất, tức là có lợi nhuận cao hơn so với mức rủi ro tương ứng.
- Tăng hiệu suất đầu tư: Đánh giá hiệu suất của các chiến lược đầu tư so với rủi ro có thể gặp phải sẽ giúp nhà đầu tư xây dựng các danh mục đầu tư đa dạng và cân nhắc giữa các tài sản có lợi nhuận cao và rủi ro thấp, tạo ra một tỷ lệ rủi ro/hiệu suất tối ưu cho danh mục đầu tư tổng thể.
Vậy nhà đầu tư nên ứng dụng tỷ lệ Sharpe trong đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư tài chính như thế nào?
3. Cách sử dụng tỷ lệ Sharpe để tối ưu danh mục đầu tư tài chính
Nếu bạn đọc đã hiểu được công dụng và cách tính toán chỉ số tỷ lệ Sharpe, vậy cách sử dụng tỷ lệ sharpe như thế nào và bổ sung các hình thức đầu tư vào danh mục của mình.
Sau đây một số thông tin cụ thể để bạn đọc có thể hiểu được tính chất và cách sử dụng tỷ lệ sharpe trong chiến lược đầu tư:
- Nhà đầu tư dự kiến đầu tư thêm hình thức tiền điện tử, cụ thể là Bitcoin vào danh mục đầu tư đã mang lại lợi nhuận 20%. Hiện tại lãi suất phi rủi ro là 2% và độ lệch chuẩn hàng năm của lợi nhuận hàng tháng của danh mục đầu tư là 15%, mang lại tỷ lệ Sharpe một năm là (20% – 2%) / 15% = 1,2%.
- Nhà đầu đánh giá danh mục đầu tư Bitcoin vào danh mục đầu tư sẽ giúp tăng khoản lợi nhuận kỳ vọng lên 30% trong năm tới, và kỳ vọng độ biến động của danh mục đầu tư sẽ tăng 20%.
- Theo đó, nhà đầu tư nhận thấy danh mục đầu tư sẽ có tỷ lệ Sharpe dự kiến là (30% – 2%)/20% = 1,4%. Trong trường hợp này, khoản đầu tư của Bitcoin sẽ giúp tăng khoản lợi nhuận tuyệt đối của danh mục đầu tư.
Dựa trên dự báo, nếu khoản đầu tư mới tăng chỉ số tỷ lệ Sharpe thì nó sẽ được tính là khoản đầu tư sinh lời hấp dẫn.
Và để tối ưu hóa danh mục đầu tư hiệu quả bằng hệ số Sharpe, nhà đầu tư nên cân nhắc một số vấn đề sau đây:
- Đánh giá mục tiêu đầu tư: Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu đầu tư và rủi ro bạn sẵn lòng chấp nhận để đạt được mục tiêu đó.
- Tỷ lệ phân bổ vốn và số lượng tài sản sở hữu: Dựa vào mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro chấp nhận được, bạn cần xác định tỷ lệ phân bổ giữa các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, và tiền mặt.
- Đánh giá và điều chỉnh danh mục đầu tư theo tỷ lệ sharpe: Sau khi xác định danh mục tối ưu, và tính toán cho từng danh mục đầu tư và chọn ra danh mục có hệ số Sharpe tối ưu nhất hãy theo dõi và đánh giá kết quả đầu tư để điều chỉnh khi cần thiết.
Tổng kết:
Qua nội dung trên, bạn đọc và các nhà nhà đầu tư đã có thể hiểu tỷ lệ sharpe là gì và cần nhớ rằng việc tối ưu hóa danh mục đầu tư dựa vào mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro chấp nhận được, bạn cần xác định tỷ lệ phân bổ giữa các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, và tiền mặt.
Và việc sử dụng tỷ lệ Sharpe là một phần của quá trình hình thành tư duy đầu tư và tìm kiếm các kênh đầu tư trong danh mục đầu tư của bạn. Hãy luôn cân nhắc đến các yếu tố khác như kỳ vọng tài chính cá nhân và điều chỉnh danh mục dựa trên sự thay đổi của thị trường và tình hình tài chính của bạn.
Nếu bạn quan tâm tới những kênh đầu tư tài chính hấp dẫn, bạn có thể tham khảo qua các bài viết tương tự của Tài Chính 24h:
- Đầu tư vàng năm 2024 nên mua loại nào? Bí quyết mua vàng sinh lời.
- Kiếm tiền Online tại nhà với 50 triệu đồng: Sau 5 năm hình thức nào lãi nhất?
-
Chiến lược gửi tiết kiệm từ A đến Z cho người mới bắt đầu 2024.
Để lại một bình luận