Bấm ESC để đóng

Tài Chính 24hTài Chính 24h

Thu nhập dưới 10 triệu thì nên chi tiêu thế nào để dư giả tài chính?

Các bạn trẻ hay đùa rằng: “lương 5 triệu thì biết tiêu thế nào?”. Với mức lương dưới 10 triệu/ tháng thì đến khi nào người trẻ mới có thể tích góp cho mình khoản tài sản trong tương lai?

Lương 10 triệu, mức lương không quá nhỏ nhưng cũng không phải là lớn để có thể ổn định cuộc sống nếu bạn là người có nhiều khoản mục chi tiêu và nhiều việc phải lo toan. Tuy nhiên, nếu bạn có hoạch định cân đối nguồn tài chính và biết cách đầu tư sinh lời an toàn, thì số dư tài khoản của bạn có thể tăng dần đều từng ngày đấy.

Vậy làm thế nào để dư giả tài chính với mức lương 10 triệu? 

Chi tiêu hiệu quả với mức thu nhập dưới 10 triệu một tháng?

Trong thời điểm Tài chính 24h thực hiện bài viết này, nếu bạn chỉ đang có mức thu nhập dưới 10 triệu/tháng, chưa tính những bạn đang ở cùng gia đình (hoặc gia đình có sẵn nhà riêng) tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, thì để chi tiêu sinh hoạt thoải mái là một điều khá khó khăn. Để tận dụng được tối đa khoản thu nhập ít ỏi này cần một kế hoạch ngân sách cụ thể.

Lập kế hoạch ngân sách chi tiết cho người thu nhập dưới 10 triệu 

Vì khoản thu nhập của bạn là có hạn, nên bạn không thể tiêu xài một cách phóng khoáng và thoải mái được. Mỗi ngày trôi qua, danh mục chi tiêu của bạn sẽ dài ra thêm nên bạn cần phải đặt ra cho mình hạn mức chi tiêu cụ thể, phân chia các nhóm chi tiêu của bạn ra thành chi phí sinh hoạt hằng ngày, tiết kiệm, dự phòng, đầu tư cho bản thân,… Càng chi tiết thì kế hoạch tài chính của bạn lại càng khả thi bấy nhiêu. 

Bạn có thể chia các nhóm chi tiêu thành:

  • 30% dành cho tiết kiệm: Có thể để riêng thành một tài khoản trong ngân hàng hoặc đút vào “lợn đất” nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài công cụ gửi tiết kiệm với lãi suất tốt ở phần cuối của bài viết, nên bạn có thể đọc hết hoặc kéo xuống để lựa chọn công cụ phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu của bản thân nhé. 
  • 50% dành cho các khoản chi tiêu cố định: như phía trên, trừ các bạn ở cùng gia đình, hằng tháng bạn sẽ phải tự trả các khoản sinh hoạt phí như thuê nhà, điện nước, ăn uống, đi lại. Đây sẽ là khoản chi phí tốn kém nhất của bạn, vậy nên hãy cụ thể hóa các nhu cầu của bản thân nhé.
  • 10% dành cho các khoản dự phòng: nhóm chi phí này thường xuất hiện bất ngờ, tuy nhiên không phải là không có; một vài cuộc vui nho nhỏ với bạn bè, bạn đồng nghiệp mời cưới, hay xui rủi bản thân bị ốm đau,.. Vậy nên khoản dự phòng này là cần thiết để tránh bạn phạm dùng vào khoản tiết kiệm. Nhưng sau khi tới lần nhận lương tiếp theo, nếu bạn không phải dùng khoản dự phòng này, thì đây có thể là một khoản bổ sung vào phần tiết kiệm hay có thể tái đầu tư cho tương lai.
  • 10% tự thưởng cho bản thân: bạn có thể chi tiêu khoản chi phí này thoải mái, mua thêm đồ dùng cá nhân, đăng ký thêm các khóa học để nâng cao kinh nghiệm làm việc, từ đó cũng có thể nâng cao mức thu nhập cá nhân, phải không nào?
Lập kế hoạch ngân sách chi tiết cho người thu nhập dưới 10 triệu 
Lập kế hoạch ngân sách chi tiết cho người thu nhập dưới 10 triệu

Tạo dựng thói quen tích lũy và đầu tư 

Từ khoản tiết kiệm bạn bỏ ra và sau những lần tích góp, khoản tài sản này của bạn sẽ tăng dần lên, tuy nhiên đó chỉ là khoản tài sản “bất động” khi nó không tự thân sinh lời được. Có nhiều bạn dù mới tích góp được những khoản nho nhỏ, nhưng cũng mở tài khoản tiết kiệm để sinh lãi, đây cũng là một cách đầu tư an toàn, không cần phải lo nghĩ về đỗ rủi ro mà vẫn có lời.

Chỉ khi đầu tư vào một lĩnh vực tài chính nào đấy, thì cơ hội nhận về các khoản lời với lãi suất cao và rút ngắn thời gian để đạt được các mục tiêu tài chính mà bạn đã đặt ra.

Không phải là tiền ít là không thể đầu tư, quan trọng là bạn có dám tham gia và mức độ lợi ích mà bạn muốn đạt được lớn đến đâu; an toàn nhưng lãi suất thấp hay lãi cao nhưng đi kèm sự rủi ro:

  • Bạn là người chỉ muốn sự an toàn, chưa muốn bước ra khỏi vùng an toàn của mình thì các tài khoản tiết kiệm.
  • Bạn là người năng động, ưa thích kinh doanh và muốn làm giàu nhanh thì các lĩnh vực có thể làm bạn quan tâm như chứng khoán, cổ phiếu, tiền điện tử,… 

Các ứng dụng tài chính hiện nay xuất hiện rất nhiều, bạn có thể lựa chọn ứng dụng uy tín nhất để đầu tư. 

Các ứng dụng đầu tư và quản lý tài chính hữu hiệu 

Ngoài việc gửi tiết kiệm hay đầu tư trên ứng dụng của ngân hàng, bạn có thể tìm hiểu thêm về các ứng dụng tài chính của các sàn giao dịch vì tại đó luôn có các ưu đãi hấp dẫn với mức lãi suất thường cao hơn so với ngân hàng, những cách hoạt động và mức độ an toàn lại giống nhau. 

Các ứng dụng này thường sẽ có 3 phương thức ưu đãi lớn:

  • Thứ nhất là khi mở tài khoản lần đầu, người dùng sẽ có thể nhận được quà tặng là một khoản vốn khởi đầu, có thể là 20.000 VNĐ; 50.000 VNĐ; 200.000 VNĐ;… để bạn làm quen với việc đầu tư.
  • Thứ hai là các chương trình khuyến mãi, làm nhiệm vụ để bạn có thể nhận thêm tiền trong tài khoản, ví dụ như sở hữu bao nhiêu tài sản thì sẽ đạt mốc quà tặng nào; hoặc giới thiệu người dùng mới thì bạn sẽ nhận được tiền và các hạn mức ưu đãi lãi suất mới,…
  • Thứ ba là các ứng dụng này luôn có các mức lãi suất cao hơn hẳn so với lãi suất tại ngân hàng, ví dụ như Binance có mức lãi là USDT 9%/năm; ONUS cao hơn với mức lãi suất 12.8%/năm.

Tổng kết 

Để xây dựng một kế hoạch tự do tài chính hoàn hảo, bạn phải đặt ra những nguyên tắc và điều luật cần tuân thủ:

  • Chi tiêu khôn ngoan
  • Thu nhiều hơn chi
  • Phân tích thị trường và đón đầu xu hướng
  • Biết cách tiết kiệm và tích lũy tài sản

Sở hữu cho mình “địa điểm” đầu tư an toàn, đa dạng công cụ tài chính cho bạn tích lũy tài sản một cách hữu ích. Và chúng tôi có thể giới thiệu cho bạn một vài ứng dụng đầu tư kết hợp mua, bán và quản lý danh mục đầu tư Crypto. 

Với ONUS, nhà đầu tư có thể theo dõi biến động giá Bitcoin, ETH, USDt,… Cập nhật nhanh chóng các nhận định phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật, lời khuyên hay các khuyến nghị từ Master.

Tại đây, bạn có thể nhận được sự tư vấn với một lộ trình rõ ràng, chi tiết, gắn với tình trạng sức khỏe tài chính của bạn, có như vậy thì kế hoạch đó mới khả thi. Đồng thời, sử dụng ứng dụng ONUS lập kế hoạch tự do tài chính cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng tiền cá nhân của mình, từ đó dễ dàng quản lý, kiểm soát nguồn thu, nguồn chi, đầu tư, tích luỹ và các khoản nợ cần thanh toán… 

Ngay bây giờ, bạn có thể tải ứng dụng này về máy và bắt đầu hành trình quản lý danh mục tài chính của mình. Chúc bạn thành công!!!

Tải ứng dụng ONUS:

Có thể bạn quan tâm: 3 “Tuyệt chiêu” đầu tư Crypto với vốn 0 đồng trên sàn ONUS – Tại sao bạn chưa thử? 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *