Các nội dung chính
Phân tích kỹ thuật trade coin: là quá trình xem xét các điều kiện thị trường hiện tại để dự đoán biến động tương lai. Dựa vào sự vận động của giá các đồng tiền trên thị trường, được tổng hợp thành biểu đồ có thể phân tích được.
Biểu đồ hình nến: chúng cung cấp nhiều thông tin giao dịch và thiết kế của chúng giúp bạn thấy dễ đọc và dễ hiểu.
Biểu đồ thanh và biểu đồ đường: là hai chỉ báo phổ biến khác để phân tích giá trong giao dịch forex, chứng khoán, tiền điện tử,… nhưng biểu đồ hình nến đã trở nên phổ biến hơn theo thời gian..
Khi bắt đầu giao dịch trên các sàn tài chính, bạn sẽ nhận thấy rằng các nhà giao dịch và nhà đầu tư luôn theo dõi một sơ đồ, công cụ phân tích gọi là biểu đồ tài chính để làm nổi bật các dự báo và mô hình giao dịch trong ngày.
Điều quan trọng là phải hiểu được:
- Đọc lệnh là gì? Và đọc lệnh như thế nào?
- Phân tích kỹ thuật trade coin là gì?
- Công cụ nào hỗ trợ hiệu quả cho việc phân tích trade coin.
Từ đó mấu chốt thành công khi thực hiện quá trình đầu tư tiền điện tử nói riêng hay đầu tư tài chính nói chung chính là nắm rõ kỹ thuật trade coin để “đọc lệnh” sao cho hiệu quả nhất.
Mục lục
Phân tích kỹ thuật trade coin là gì?
Về cơ bản, phân tích kỹ thuật trade coin là quá trình đánh giá các điều kiện, yếu tố có thể ảnh hưởng tới thị trường tài chính hiện tại để dự đoán các biến động về giá trong tương lai.
Dựa trên tiền đề là sự biến động về giá của các đồng tiền trên thị trường Crypto. Việc hoạch định xu hướng lên/xuống của thị trường trong quá khứ sẽ giúp nhà đầu tư có thể xây dựng lên một mô hình dự đoán thị trường ở hiện tại và áp dụng các mô hình này trong trương lai để ra quyết định đầu tư hợp lý khi bắt gặp một tình huống tương tự.
Việc làm chủ được phân tích kỹ thuật trade coin là thực sự cần thiết:
- Giá cả phản ánh thông tin của toàn bộ thị trường: Chúng biểu thị rõ nhất cho quy luật cung – cầu và phản ánh tâm lý đầu tư của thị trường.
- Giá cả luôn đi theo một xu hướng nhất định: nhờ việc phân tích giá trên các khung thời gian khác nhau, dù ngắn hay dài, bạn cũng có thể thấy chúng có xu hướng lặp lại các điểm vào/ra giá trị của các đồng coin trên thị trường, từ đó có thể dự đoán được tương lai.
Vậy quá trình phân tích kỹ thuật trade coin có những ưu và nhược điểm nào không?
Ưu điểm và nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật trade coin
Ưu điểm của việc phân tích kỹ thuật trade coin
Bạn có thể xác định các thông tin sau:
- Phản ứng giá tại thời điểm diễn ra các sự kiện quan trọng.
- Biến động giá của quá khứ so với hiện tại.
- Khối lượng giao dịch trong quá khứ.
- Sự ảnh hưởng ở hiện tại đến toàn bộ thị trường.
Khi một nhà đầu tư nắm rõ phương pháp phân tích, người đó đã gần như có thể nắm chắc chiến thắng trong quá trình đầu tư. Các nhà giao dịch có thể xác định các dấu hiệu cho xu hướng biến động giá trên thị trường trong khoảng thời gian ngắn sắp tới, từ đó có thể xác định được điểm vào ra của giá coin.
Dựa vào các công cụ phân tích, nhà đầu tư đã tạo ra cho mình các quy tắc giao dịch hoàn thiện, an toàn. Khi càng nhiều nhà đầu tư áp dụng các chỉ số để tính toán và tìm ra mức hỗ trợ – kháng cự, khi giá vượt ra khỏi vùng giá đó nó báo hiệu rằng cung hoặc cầu đã bắt đầu chiếm ưu thế.
Cung cầu và diễn biến giá là căn nguyên của những phân tích bởi khi nhu cầu tăng/giảm đều biểu hiện qua giá cả trên đồ thị. Khi giá tăng có khối lượng mua vào cực lớn tức là nhu cầu rất nhiều và có thể trong tương lai kết hợp với sự fomo của thị trường giá cả còn đi lên.
Nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật trade coin
Bởi vì đây được gọi là “dự đoán tương lai” nên bất kể hình thức phân tích nào cũng có thể sai số, đặc biệt nếu phán đoán của bạn đặt quá nhiều tình cảm vào các con số thì thường sai số càng nhiều hơn.
Các trường phái trong việc phân tích kỹ thuật trade coin
Để thành thạo việc phân tích kỹ thuật trade coin và có thể áp dụng được vào thực tế thì nhà đầu tư cần biết đến các trường phái và công cụ cơ bản như:
Trường phái Price Action (hành động giá):
Là phương pháp giao dịch dựa trên những phân tích biến động giá của đồng coin. Theo đó, nhà đầu tư sẽ đánh giá những biến động trên biểu đồ giá, biết được hành vi của bên mua và bán. Từ đó, xác định được xu hướng tiếp theo của giá và ra những quyết định đầu tư phù hợp.
Trường phái Indicator
Nếu bạn là các nhà đầu tư non trẻ, có lẽ Indicators sẽ hữu ích và được tin dùng tính tỷ lệ chính xác khá cao. Tuy nhiên, đối với các trader kỳ cựu, việc áp dụng Chỉ báo Kỹ thuật chỉ mang tính tương đối, và họ sẽ vận dụng thêm kiến thức thị trường tại thời điểm đầu tư, cũng như tâm lý chung của thị trường để quyết định mua hay bán.
Về cơ bản, Indicators là những chỉ báo kỹ thuật cơ bản trong thị trường tài chính, được hình thành dựa vào khối lượng giao dịch, kết hợp với dữ liệu giá trong quá khứ và tổng hợp lại thành một công thức toán học, người dùng nhìn vào đó và dự đoán xu hướng của thị trường trong tương lai. Dữ liệu giá bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh, giá đáy trong một khung thời gian nhất định, và những chỉ báo này được biểu thị dưới dạng mô hình biểu đồ.
Việc phân tích kỹ thuật trade coin cũng khá tương tự như việc áp dụng phân tích kỹ thuật trong thị trường chứng khoán, nhưng có một vài điểm khác biệt nhất định:
- Thị trường Crypto hoạt động 24/7.
- Vốn hóa của thị trường Crypto dễ bị thao túng giá.
Các mô hình biểu thị biến động giá trong phân tích kỹ thuật trade coin (Biểu đồ nến)
Mô hình nến đảo chiều là gì?
Mô hình nến là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật trade coin quan trọng, thường được các Trader sử dụng để mô tả biến động giá.
Biểu đồ nến được cấu tạo bởi hàng cây nến khác và mỗi cây nến sẽ mô tả sự chuyển động giá trong một khoảng thời gian bằng nhau, từ đơn vị giây cho đến năm.
Để nắm được cách đọc biểu đồ nến, trước hết, bạn cần hiểu rõ cấu tạo của một cây nến. Nến là một công cụ được sử dụng để biểu thị các thông tin chi tiết về giá của tài sản, bao gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh và giá đáy trong một thời gian cụ thể. Mỗi cây nến bao gồm hai thành phần chính:
- Thân nến chính là phần rộng hơn của cây nến, hiển thị giá mở cửa và giá đóng cửa.
- Bóng nến là phần được gắn vào phía trên và phía dưới thân nến, hiển thị mức giá cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định.
Để hiểu rõ cấu tạo của một cây nến, hãy cùng tìm hiểu về các mức giá hiển thị trong một cây nến:
- Giá mở cửa – Giá giao dịch tài sản được ghi nhận lần đầu tiên trong một khung thời gian cụ thể.
- Giá đỉnh – Giá giao dịch tài sản được ghi nhận cao nhất trong một khung thời gian cụ thể.
- Giá đáy – Giá giao dịch tài sản được ghi nhận thấp nhất trong một khung thời gian cụ thể.
- Giá đóng cửa – Giá giao dịch tài sản được ghi nhận lần cuối cùng trong một khung thời gian cụ thể.
Vì với một thị trường nhiều biến động như thị trường Crypto thì xu hướng giá cũng là cách để phản ánh tâm lý giao dịch tại một thời điểm nhất định. Nên trong thời điểm giá cả biến động, sẽ có 1 quá trình chuyển đổi từ giảm sang tăng, và ngược lại, hay còn được gọi là xu thế đảo chiều của thị trường.
Bạn có thể so sách các biểu đồ nến theo bảng dưới đây để có thể hiểu được ý nghĩa và thời điểm có thể áp dụng biểu đồ nến hiệu quả:
Những biến động này sẽ diễn ra một cách từ từ, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các Trader sẽ coi đây là điểm ra vào của thị trường.
Thực tế, có rất nhiều mẫu mô hình đảo chiều đã và đang được sử dụng, nên việc các trader áp dụng đúng các mẫu mô hình để dự đoán được những biến động giá cả trong tương lai sẽ giúp họ sinh lời rất tốt.
Các mô hình nến đảo chiều thường gặp
Mô hình nến Hammer (mô hình búa)
Hammer là mô hình nến đơn, khi mô hình nến Hammer xuất hiện trong xu hướng giảm thì cảnh báo xu hướng có thể đảo chiều thành xu hướng tăng
Nhận dạng Hammer:
+ Bóng trên không có hoặc rất ngắn
+ Thân nến nhỏ, có thể là nến tăng hoặc nến giảm
+ Bóng dưới dài gấp 2 đến 3 lần thân nến
Mô hình nến Bullish Engulfing
Bullish Engulfing là mô hình 2 nến, khi mô hình nến Bullish Engulfing xuất hiện trong xu hướng giảm thì cảnh báo xu hướng có thể đảo chiều thành xu hướng tăng
Nhận dạng Bullish Engulfing:
- Nến đầu tiên là cây nến giảm
- Nến thứ 2 là cây nến tăng
- Thân nến thứ 2 hoàn toàn che phủ thân nến đầu tiên
Ý nghĩa của Bullish Engulfing:
- Ở cây nến đầu tiên, phe bán đang kiểm soát khi họ đẩy giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa
- Ở cây nến thứ hai, áp lực mua mạnh đã bước vào và đẩy giá đóng cửa cao hơn cây nến đầu tiên – điều này cho biết phe mua đã chiến thắng trong trận chiến kể từ bây giờ
Mô hình 2 nến Bullish Engulfing cho bạn biết phe mua đã áp đảo phe bán và hiện đang kiểm soát cuộc chơi
Đặc biệt: Mô hình nến Bullish Engulfing (gồm 2 nến) có thể trở thành mô hình nến Hammer (1 nến) trên khung thời gian lớn gấp 2 lần. Ví dụ Bullish Engulfing trên khung H1 trở thành Hammer trên khung H2
Bạn có thể xem thêm về: Biểu đồ nến là gì? Cách đọc biểu đồ hình nến
Tổng kết
Qua bài viết vừa rồi, Tài Chính 24h đã giới thiệu và hướng dẫn cho bạn đọc về phương pháp phân tích kỹ thuật trade coin. Cách thức hoạt động cũng như trường phái áp dụng vào thị trường Crypto thực tế. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tiền điện tử một góc nhìn tổng quan nhất về Crypto nói chung và trade coin nói riêng.
Ngoài ra, Tài Chính 24h cũng hy vọng rằng đây sẽ là một trong những kho tàng kiến thức đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, cập nhật tin tức mới nhất về thị trường tiền điện tử và thị trường tài chính đầy hấp dẫn.
Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức, Tài Chính 24h cũng có các Group thảo luận, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, ở đây chúng tôi có các chuyên gia với những nhận định phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật, lời khuyên bổ ích cho quá trình đầu tư của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Trader và Investor: Bạn thuộc trường phái nào trong đầu tư tài chính 2024?
Để lại một bình luận