Thông tin thị trường:
Bitcoin trở thành tài sản lớn thứ 8 thế giới: Theo dữ liệu từ ONUS, khoảng 11h30 ngày 12/03 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin đã tăng mạnh và vượt ngưỡng 73.000 USD. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử mà đồng tiền điện tử này đạt được kể từ khi phát hành.
Lừa Đảo Tiền Điện Tử Có Dấu Hiệu Tăng Nhanh Khi Giá Bitcoin: Lợi dụng tình hình thị trường tiền điển tử phát triển, giá một số đồng tiền ảo đã tăng một cách đột biến, nhiều nhóm lừa đảo đã lôi kéo nhiều người tham gia đầu tư vào các dự án, sàn giao dịch “tiền ảo” nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bùng nổ thị trường tiền điện tử tại Việt Nam: Tính từ đầu năm đến cuối năm 2023, Bitcoin đã tăng tới 59% và đang giao dịch trên ngưỡng 69.000 USD/Bitcoin. Đồng tiền này đã ghi nhận mức tăng vượt xa các tài sản truyền thống, bao gồm vàng (tăng 10%) và chỉ số chứng khoán tổng hợp S&P 500 (tăng 20%)
Đồng Bitcoin hiện đã tăng 59%; BNB tăng 40%; đồng ETH tăng tương đương 152%,…nguyên nhân của tình trạng trên do lượng người tham gia mua “tiền ảo” và vàng tăng mạnh, nguồn cung hạn chế. Lợi dụng tình hình trên, các đối tượng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Telegram… gia tăng các hoạt động quảng cáo, mời gọi với nhiều nội dung hấp dẫn nhằm lôi kéo nhiều người tham gia đầu tư vào các dự án, sàn giao dịch “tiền ảo”. Cụ thể là các hoạt động lừa đảo tiền điện tử, đa cấp khiến nhiều người mất tiền oan.
Chính vì thế, dù Bitcoin hay các loại tiền “ảo” khác không được Việt Nam và nhiều quốc gia công nhận. Việc hoạt động không chính thống này tiếp tục diễn biến phức tạp và đã kéo theo những tranh chấp dân sự, thương mại và đặc biệt là tội phạm lợi dụng tiền ảo để lừa đảo người dân.
Mục lục
Giá Bitcoin phá đỉnh, cảnh giác mất sạch vì tình trạng lừa đảo tiền điện tử tăng nhanh
Trong một tuần trở lại đây, giá Bitcoin đã tăng gần 10.000 USD. Kể từ đầu năm đến nay, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã có thời điểm tăng hơn 50% giá trị.
Theo dữ liệu từ ONUS, khoảng 11h30 ngày 12/03 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin đã tăng mạnh và vượt ngưỡng 73.000 USD. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử mà đồng tiền điện tử này đạt được kể từ khi phát hành. Tuy hiện giờ có giảm đôi chút, đang ở mức giá 69,149.74 USD (vào thời điểm thực hiện bài viết này).
Việc giá Bitcoin phá đỉnh khiến thị trường tài sản kỹ thuật số trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhưng đi cùng đó là tình trạng FOMO của các nhà đầu tư với ý định “All – In” vào đồng tiền kỹ thuật số này.
Với tâm trạng muốn làm giàu nhanh, giá trị mà tiền ảo đem lại đã âm thầm len lỏi và trở thành “cơn sốt” không thể phủ nhận tại thị trường Việt Nam. Sự kiện Bitcoin đạt đỉnh mốc 73.000 USD vừa rồi càng khiến nhiều người nhẹ dạ lao vào đầu tư các loại tiền ảo mới. Đương nhiên, đi liền với niềm vui chiến thắng cũng còn nỗi niềm của nhiều nhà đầu tư đặt sai vị thế. Trong vòng 24 giờ qua, đã có khoảng 440 triệu USD bị thanh lý trên các sàn phái sinh, chủ yếu là các lệnh short với tỷ lệ gần 60%.
Với đặc tính luôn biến động, thị trường tiền ảo vẫn đang thu hút rất lớn các nhà đầu tư tiềm năng tham gia. Do đó, đây được xem là môi trường tốt để kẻ xấu lợi dụng trục lợi cá nhân.
Thủ đoạn lừa đảo kinh doanh đa cấp tiền ảo biến tướng
Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo tiền điện tử, lừa đảo liên quan đến đầu tư tài chính, tiền ảo, tiền mã hóa phổ biến có thể kể đến như: Kinh doanh đa cấp tiền ảo, tiền mã hóa biến tướng theo nhiều cấp độ trong không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lừa đảo thông tin thông qua hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối, quyền chọn nhị phân,…
Đáng chú ý, giai đoạn giá của một số đồng tiền mã hóa, tiền ảo tăng trong thời gian qua cũng là thời điểm các đối tượng phạm tội tăng cường hoạt động quảng cáo.
Sau đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến.
Lừa đảo bằng AI
Lợi dụng sự phát triển bùng nổ của trí tuệ nhân tạo AI, tin tặc thường tạo các chatbot AI hoặc trợ lý ảo để tương tác với nạn nhân. Các chatbot này sẽ đưa ra những lời khuyên sai lệch với những chuyên gia có kinh nghiệm và thị trường thực tế, dụ dỗ mọi người đầu tư vào các token giả hoặc các đợt phát hành coin lần đầu (ICO) không có thật.
Thủ đoạn chính của kẻ xấu vẫn là tấn công phishing (lừa đảo) nhằm vào các đối tượng thiểu kinh nghiệm về mạng internet, các thiết bị công nghệ hiện đại và khai thác lỗ hổng để cài cắm mã độc. Bên cạnh đó, xu hướng mới nổi năm 2024 là các vụ tấn công mạng có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI).
Báo cáo chỉ ra rằng, nhiều kẻ xấu đang sử dụng AI tạo sinh để giúp hướng dẫn thực hiện các vụ hack, tạo các con chatbot lừa đảo hoặc những hình ảnh, video giả mạo khuôn mặt, giọng nói người khác bằng Deepfake.
Ví dụ như:
- Giả làm người thân để vay tiền hoặc nhờ chuyển khoản hộ, đóng học phí hoặc tạo ra các tình huống khẩn cấp như bị công tạm giữ, tai nạn cần cấp cứu,…
- Dấu hiệu nhận biết các trường hợp lừa đảo này là các cuộc gọi thường có âm thanh, hình ảnh video không rõ nét, cảnh bị rối loạn và gắt giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu… khiến người nghe khó nhận ra người thân hoặc nghĩ là tình huống khẩn cấp nên mất cảnh giác.
-
Khuôn mặt thiếu tính cảm xúc và khá “trơ” khi nói, hoặc tư thế trông lúng túng, không tự nhiên, hoặc là hướng đầu và cơ thể trong video không nhất quán với nhau. Điều này có thể khiến cho video trông rất giả tạo và không tự nhiên.
-
Yêu cầu chuyển tiền mà tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi.
Deepfake là một công nghệ tiên tiến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lợi dụng để lừa đảo và gây hại cho người dùng. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức và kiến thức để phòng tránh và đối phó với những trường hợp lừa đảo bằng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi như trên.
Bạn có thể đọc kỹ hơn về hình thức lừa đảo này tại: Lừa đảo Bitcoin bằng AI – Biến thể nguy hiểm mới nhất 2024
Lừa đảo theo mô hình Ponzi
Là hình thức lừa đảo tài chính tinh vi được ngụy trang dưới dạng cơ hội đầu tư sinh lời cao. hứa hẹn mang lại những khoản lợi nhuận lớn, cố định mỗi tháng cho nhà đầu tư khi rót vốn vào, và càng đầu tư nhiều thì mức lãi càng lớn, có thể lên tới 20-30%/tháng.
Các dự án này thường huy động vốn của nhà đầu tư và trả lãi theo nhiều tầng, đồng thời dự án còn đặt ra mức hoa hồng “khủng” từ vài chục đến vài trăm phần trăm khi cho người giới thiệu và khi người được giới thiệu “nạp lần đầu” để đăng ký tài khoản nhằm thu hút thêm nhiều thành viên khác tham gia.
Hiểu đơn giản, thì dạng lừa đảo này giống việc bán hàng đa cấp mà trước đây đã làm dậy sóng trong xã hội. Tức là tiền thu được từ người tham gia sau được dùng để trả lãi cho người tham gia trước.
Đây là hình thức lừa đảo khá tinh vi, vì về cơ bản là làm thỏa mãn được “lòng tham” của người tham gia khi vẫn nhận được các khoản lãi và lợi nhuận đã cam kết. Tuy nhiên hình thức này thường đi kèm các nhiệm vụ bắt người tham gia phải đóng thêm các khoản tiền để “unlock” mức lãi suất, nên khi không đủ người tham gia hay khi một vài cá nhân không còn đủ nguồn vốn để đóng, mô hình này sẽ sụp đổ, và nhóm người tham gia sau sẽ bị thiệt nhiều hơn.
Lừa đảo thông qua sàn giao dịch và các “dự án ma”
Bằng cách “vẽ” ra các dự án không có thật, nhưng lại có những mức lãi suất cực cao nhằm đánh vào lòng tham của người nhẹ dạ hay những người mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Cẩn thận hơn, chúng còn tự tạo cho mình các app giao dịch tiền ảo, thông qua sàn giao dịch quyền chọn nhị phân.
Khác với thủ đoạn lừa đảo trên, ở hình thức này, các sàn giao dịch thường không có đăng ký kinh doanh, không có trụ sở tại Việt Nam hay người đứng đầu cụ thể và cũng không kinh doanh các sản phẩm mà hình thức đầu tư tài chính, giao dịch mà người mua sẽ đưa ra dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tiền điện tử, coin, token,…
Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo còn tạo thành một đội nhóm, chuyên thao túng thị trường bằng cách đưa ra các dự đoán “đọc lệnh”, lập nhiều nhóm trên các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, khoe khoản lãi khủng mà mình làm được,… nhằm lôi kéo những người thiếu kinh nghiệm về tài chính.
Vậy làm thế nào để bảo vệ bản thân và nhận biết các dấu hiệu lừa đảo tài chính?
Nguyên tắc cần nhớ để tránh bị lừa đảo tiền điện tử
Mặc dù hiện tại người dẫn đã trang bị cho bản thân nhiều kiến thức để phòng chống các dạng lừa đảo hiện tiền điện tử, nhưng thủ đoạn của các thành phần lừa đảo ngày càng tinh vi. Do đó, để tránh sập bẫy các chiêu trò lừa đảo này, mỗi người cần lưu ý những vấn đề sau:
Nghiên cứu kỹ lưỡng: Đầu tư tiền ảo tiềm ẩn nhiều rủi ro nên trước khi đầu tư vào bất kỳ loại tiền điện tử nào, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về dự án, công nghệ, và đội ngũ phát triển đứng sau nó. Đừng đầu tư vào bất kỳ dự án nào mà bạn không hiểu rõ.
Kiểm tra URL và trang web: Khi tham gia vào các ICO (Initial Coin Offering) hoặc giao dịch trên các sàn giao dịch, luôn kiểm tra URL của trang web và đảm bảo bạn đang truy cập vào trang web chính thức và an toàn.
Tránh các dự án lừa đảo: Cẩn thận với các dự án tiền điện tử hứa hẹn lợi nhuận cao với ít hoặc không có rủi ro. Hãy luôn luôn nhớ rằng không có gì như “cơ hội đầu tư không rủi ro.”
Kiểm tra nguồn thông tin trước khi ra quyết định đầu tư: Xác minh các nguồn thông tin khác nhau, kiểm tra chéo các thông tin xem có uy tín hay không trước khi ra quyết định đầu tư vào một dự án hay đồng tiền điện tử nào đó. Hãy cẩn thận với thông tin trên các diễn đàn và trên mạng xã hội, vì nó có thể bị chia sẻ mà không có sự kiểm chứng.
Sử dụng ví lạnh (cold wallet): Lưu trữ tiền điện tử của bạn trong ví lạnh để bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến.
Hiện nay, Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại hình tiền ảo, tiền mã hóa nào và cũng chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo. Do đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia vào thị trường tiền điện tử còn thiếu kinh nghiệm, cần nêu cao cảnh giác trước khi tham gia vào các hoạt động đầu tư, huy động vốn và trả thưởng theo mô hình mạng lưới đa cấp và các hoạt động giao dịch mua bán tiền ảo.
Tổng kết
Không phải mọi lời mời đầu tư đều đáng tin cậy. Hãy tự mình nghiên cứu và đánh giá dự án trước khi quyết định đầu tư. Việc đầu tư trên các trang Wed và các App (ứng dụng) tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tham gia đầu tư tài chính, bởi các tổ chức lừa đảo trên không gian mạng thường mạo danh các sàn đầu tư nước ngoài hoặc giả mạo công ty tài chính để tạo ra các trang web, ứng dụng đầu tư.
Dó đó, nhà đầu tư nên tìm đến những ứng dụng uy tín, có sự bảo chứng từ Nhà nước hoặc các công ty nổi tiếng trong thị trường.
Có thể bạn quan tâm: Bitcoin được chấp nhận thanh toán ở đâu năm 2024 (Cập nhật mới nhất)
Để lại một bình luận