Có quá nhiều thuật ngữ và khái niệm trong thị trường tiền điện tử để bạn tự tìm hiểu? Vậy chúng tôi dành cho bạn bảng tổng hợp ngắn gọn sau đây:
- FUD ( Fear, Uncertainty, and Doubt): Viết tắt cho nỗi sợ hãi, không chắc chắn và sự hoài nghi về một vấn đề nào đó, ở đây cụ thể là về các thông tin tiêu cực đến thị trường Crypto, Bitcoin;
- SHILL: Việc quảng bá cho một đồng tiền điện tử nhằm mang lại lợi ích nhất định, thường là để kích cầu mua vào trên thị trường.
- FOMO (Fear Of Missing Out): Trạng thái thể hiện nỗi lo sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó.
- HODL: Mua và giữ một tài sản trong thời gian dài
- LONG/SHORT: là hai chiến lược hoạch định thị trường trước khi thực hiện giao dịch của nhà đầu tư.
- ROI (Return on Investment): Số tiền lời/lỗ trên khoản đầu tư của bạn.
- ATH (All – Time High) – ATL (All – TIme Low): Giá cao/thấp nhất từng được ghi nhận
- KYC ( Know Your Customer): Các quy định về việc xác minh danh tính trong thị trường tiền điện tử.
- Pump and Dump: Làm giá và bán tháo, được hiểu là chiến lược thao túng giá các đồng tiền điện tử thông qua sự phân tích cảm tính của nhà đầu tư.
- Vaporware: Đề cập đến những dự án phần mềm chưa từng được phát triển bao gồm cả các dự án tiền điện tử.
- ICO: Initial coin offering trong lĩnh vực tiền điện tử có nghĩa tương đương với sự “Phát hành công khai lần đầu” ra thị trường.
- Riding the Crypto wave: Lướt sóng – có thể hiểu là việc mua và bán các đồng tiền trong thời gian ngắn, cụ thể nhờ vào việc một đồng tiền nào có đang trong đà tăng thì sẽ mua vào và đợi nó tăng đến mức cao nhất có thể thì sẽ bán, lợi nhuận từ việc chênh lệch giá mua và bán.
….Và dường như có quá nhiều từ lóng, cũng như các khái niệm mà chỉ có những người đã tham gia vào thị trường tiền điện tử lâu năm mới có thể hiểu và dễ dàng sử dụng vào các cuộc phân tích chuyên môn. Nếu bạn mới tìm hiểu hoặc mới bước chân vào thị trường tiền điện tử, sẽ rất mông lung khi đọc một bài phân tích hay một bài post cập nhật thông tin trên diễn đàn phải không nào?.
Ngoài việc biết giao dịch, mua và bán tiền điện tử, để có thể tham gia vào một cộng đồng những nhà phân tích và đầu tư tài chính lão luyện thì lại là một câu chuyện khác. Nếu muốn tham gia trực tiếp vào cuộc trò chuyện và bắt đầu cập nhật các thông tin chuyên sâu của “người trong cuộc” thì bạn phải hiểu họ đang nói gì.
Để hiểu rõ các thuật ngữ và thời điểm sử dụng chúng như thế nào, các bạn có thể đọc qua bài viết này.
Mục lục
- TOP 10 thuật ngữ được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất trong thị trường tiền điện tử
- FUD ( Fear, Uncertainty, and Doubt)
- SHILL (Cò mồi)
- FOMO (Fear Of Missing Out)
- HODL
- LONG – SHORT
- ROI (Return on Investment)
- ATH (All – Time High) – ATL (All – Time Low): Giá cao/thấp nhất từng được ghi nhận.
- KYC (Know Your Customer): Các quy định về việc xác minh danh tính trong thị trường tiền điện tử.
- Pump and Dump
- Riding the Crypto wave
- Các thuật ngữ khác mà nhà đầu tư tiền điện tử nên biết
TOP 10 thuật ngữ được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất trong thị trường tiền điện tử
FUD ( Fear, Uncertainty, and Doubt)
Viết tắt cho nỗi sợ hãi, không chắc chắn và sự hoài nghi về một vấn đề nào đó, ở đây cụ thể là về các thông tin tiêu cực đến thị trường Crypto, Bitcoin.
Mặc dù không phải là thuật ngữ chuyên biệt dùng trong giao dịch tiền điện tử, nhưng khái niệm “FUD” thường được dùng trong bối cảnh các thị trường tài chính.
Việc các nhóm có lợi ích cá nhân riêng sử dụng FUD để nhằm tung các tin tiêu cực, không chính xác hoặc sai lệch thông tin nhằm làm giả uy tín của một công ty, cá nhân, tổ chức hoặc một sản phẩm, dự án. Mục đích chính là tạo lợi thế cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh đối lập, nhằm trục lợi cá nhân, thu lợi từ sự sụt giảm giá cổ phiếu, tiền điện tử.
Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư ở thế bị động, tiếp nhận các thông tin chưa được kiểm chứng hoặc tin sai lệch, họ có thể vào vị thế bán khống (short) với một tài sản, sau đó tung ra các tin tức tiêu cực hoặc không đúng sự thật khi đã xác lập được vị thế. Từ đó, nhà đầu tư có thể thu lợi bằng cách bán khống hoặc mua quyền chọn bán.
Điều này xảy ra thường xuyên trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền điện tử nói riêng, vậy nên khi có những thông tin hay tin tức mới, bạn hãy tham khảo trên nhiều kênh thông tin uy tín và từ các chuyên gia khác nhau để có những mốc tham chiếu an toàn.
SHILL (Cò mồi)
Khác với FUD, khi mà chủ thế là các nhà đầu tư ở thế bị động tiếp nhận các thông tin trên thị trường. Thì SHILL là việc các nhà đầu tư hoặc các bên liên quan chủ động quảng bá cho một đồng tiền điện tử nhằm mang lại lợi ích nhất định, thường là để kích cầu mua vào trên thị trường.
Thuật ngữ “SHILL” trong thị trường tiền điện tử thường được sử dụng để chỉ các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng những thông tin sai lệch để chứng thực một dịch vụ hoặc khoản đầu tư, thường có chất lượng kém hoặc đang trong thời kỳ chuẩn bị mở bán lần đầu trên thị trường.
Họ thường sử dụng các kênh truyền thông, social để tạo hiệu ứng thổi phồng lợi ích của các đồng tiền điện tử mà họ được yêu cầu đẩy lên, nhằm tạo sự quan tâm và sự tin tưởng từ cộng đồng vào đồng tiền, dự án đó.
Vì đây là việc truyền thông không hợp pháp hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các nhà đầu tư; nếu hiệu quả thực của đồng tiền, dự án đó không đúng theo thông tin được đưa ra trước đó sẽ làm những nhà đầu tư tin tưởng, đổ vốn đầu tư và nhận về thiệt hại lớn gấp nhiều lần so với kỳ vọng về lợi nhuận mình được hưởng.
Do đó, khi có những thông tin hay tin tức mới, bạn hãy tham khảo trên nhiều kênh thông tin uy tín và từ các chuyên gia khác nhau để có những mốc tham chiếu an toàn.
FOMO (Fear Of Missing Out)
FOMO – Trạng thái thể hiện nỗi lo sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó.
Bạn có cảm giác rằng mình đã bỏ lỡ một điều gì đó trong cuộc sống? Khi mọi người bàn tán về một vấn đề nào đó trên mạng xã hội mà bạn không hiểu? Rồi tự bản thân dằn vặt vì sao mình lại không biết đến vấn đề đó sớm hơn để “bắt trend” cùng mọi người.
Trạng thái “Sợ bỏ lỡ cơ hội”, thường được gọi là trạng thái tâm lý đặc biệt của con người, thể hiện rõ nhất ở những nhà đầu tư, kinh doanh tài chính. Trạng thái này thường nảy sinh khi bạn chứng kiến sự gia tăng đáng kể về giá trị của một đồng tiền điện tử và cảm thấy phải hối thúc muốn tham gia thị trường, từ đó dẫn đến những quyết định vội vàng như bán tài sản này để mua tài sản khác.
Thay vì thực sự đưa ra những dự đoán, phân tích tình hình thị trường cụ thể, nhà đầu tư dựa vào sự biến động nhất thời của thị trường và các thông tin ngắn hạn để thúc đẩy xu hướng giao dịch tiền điện tử, khiến FOMO trở thành yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thị trường nói chung.
Trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng, tình trạng FOMO thường xuất hiện trong một xu hướng tăng giá mạnh, tạo ra sự lo lắng vì sợ bỏ lỡ cơ hội sinh lời tiềm năng.
HODL
Về cơ bản, khái niệm “HODL” (Chơi chữ từ Hold) ám chỉ việc nhà đầu tư mua và giữ một tài sản trong thời gian dài, cũng đồng nghĩa đây là một chiến lược trong đầu tư dài hạn. Với ý nghĩa nhà đầu tư sẽ nắm giữ đồng token trong một thời gian dài, không bán một cách nhanh chóng như TRADE – thuật ngữ cho những anh em sẽ mua đi bán lại các loại tiền điện tử trên thị trường Crypto, nhằm thu về mức lợi nhuận chênh lệch từ hoạt động giao dịch.
Chiến lược HODL tương tự như chiến lược đầu tư mua và nắm giữ trong các thị trường truyền thống. Các nhà đầu tư sử dụng chiến lược này với mong muốn cố gắng tìm kiếm các tài sản được định giá thấp để mua và giữ trong thời gian dài, bất chấp việc các khoản đầu tư dài hạn của bạn đang trong xu hướng giảm giá. Nhà đầu tư đặt niềm tin rằng sau thời gian giảm giá, các đồng tiền mình nắm giữ sẽ tăng giá nhanh chóng.
Nếu các bạn đã đọc bài Giá Bitcoin trong đà tăng phi mã, nhà đầu tư đã lãi được bao nhiêu? trên Tài Chính 24h, bạn sẽ thấy rằng đây là chiến lược đầu tư hoàn hảo, đem lại lợi nhuận tương đối cao. Ví dụ như giá Bitcoin đã tăng phi mã qua từng thời kỳ, hiện giờ đã vượt mức 70.000 USD (Giá Bitcoin ngày hôm nay, 11/03 là 70,714.04 USD).
LONG – SHORT
Đây là từ chỉ hoạt động bán khống trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền điện tử nói riêng. Bán khống có thể được hiểu là việc mà các trader (người giao dịch – nhà đầu tư) mượn tài sản mà họ không sở hữu từ bên thứ 3, và bán nó tại giá trị hiện tại. Sau đó họ kỳ vọng giá sẽ giảm trong thời gian xác định, khi đáo hạn họ sẽ mua lại tài sản đã bán để trả cho người cho vay.
Vị thế Long – Short là hai chiến lược hoạch định thị trường trước khi thực hiện giao dịch của nhà đầu tư, có thể giúp họ kiếm được lợi nhuận trong tình huống biến động giá của các đồng tiền điện tử.
Có thể so sánh cách áp dụng của hai vị thế trên như sau:
Vị thế Long | Vị thế Short | |
Mục đích sử dụng | Nhà đầu tư sẽ mở ở vị thế Long khi kỳ vọng giá sẽ tăng | Nhà đầu tư sẽ mở ở vị thế Short khi kỳ vọng giá sẽ giảm |
Kết quả mục tiêu | Với vị thế Long, nhà đầu tư mua tài sản và đợi giá tăng để bán ra, thu lại lợi nhuận từ việc chênh lệch giá mua và bán | Với vị thế Short, nhà đầu tư thực hiện hành vi bán khống. Điều này có nghĩa là họ sẽ vay một tài sản nào đó để bán thay vì mua tài sản đó. Nếu giá giảm theo đúng kỳ vọng, bạn có thể mua lại tài sản đó và trả lại người cho vay với tỷ lệ thấp hơn. Khi đó bạn ăn phần chênh lệch như là một khoản lợi nhuận đầu tư.
|
Bản chất | Khi có nhiều vị thế Long Position được mở, sẽ khiến giá tài sản tăng nhanh trong thời gian ngắn. | Nếu có quá nhiều vị thế Short Position được mở cùng lúc, giá sẽ giảm xuống nhanh trong thời gian ngắn. |
ROI (Return on Investment)
Số tiền lời/lỗ trên khoản đầu tư của bạn.
Đây là một hệ số thu nhập trên khoản đầu tư, có thể đo lường hiệu suất của một khoản đầu tư nhất định so với chi phí ban đầu bỏ ra. Đây cũng là một trong những cách thuận tiện để so sánh hiệu suất đầu tư sinh lời của các khoản đầu tư khác nhau.
Cách tính chỉ số ROI:
- ROI = (Giá trị hiện tại – Chi phí ban đầu)/Chi phí ban đầu.
Ví dụ:
Giả sử bạn đã mua Bitcoin tại thời điểm giá chỉ có 10.000 USD. Giá thị trường hiện nay của Bitcoin (Tại thời điểm viết bài viết này) là 71,335.88 USD. Ta có phép tính như sau
ROI = (71,335.88 – 10,000.00)/10,000.00 = 6,133588.
Điều này cho thấy số tiền đầu tư của bạn đã sinh lời và mức sinh lời của bạn là 613,35% so với số vốn bạn đã bỏ ra. Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến các khoản phí (hoặc lãi suất) phát sinh mà bạn bỏ ra trong quá trình đầu tư để có bức tranh tổng thể về dòng tiền lãi suất của bạn.
Tuy nhiên, chỉ số ROI sẽ không phản ánh được toàn bộ quá trình đầu tư của bạn. Khi so sánh các khoản đầu tư với nhau, sẽ có các yếu tố khác ảnh hưởng cũng như đóng các vai trò quan trọng. Đâu là rủi ro có thể xảy ra? Thời hạn đầu tư ban đầu là lúc nào? Tinh thanh khoản của tài sản mà bạn đầu tư? Và tình trạng lạm phát có ảnh hưởng tới giá trị của tài sản mà bạn đang đầu tư không?
ATH (All – Time High) – ATL (All – Time Low): Giá cao/thấp nhất từng được ghi nhận.
ATH (All Time High) – ATL (All Time Low), tạm dịch là giá cao nhất và giá thấp nhất từng được ghi nhận trong lịch sử giao dịch của một đồng tiền trong thị trường tiền điện tử.
Ta có thể so sánh ATH và ATL trong bảng dưới đây:
Thuộc tính | ATH (All Time High) | ATL (All Time Low) |
Khái niệm | Là mức giá cao nhất mà một đồng tiền điện tử từng đạt được. | Là mức giá thấp nhất mà một đồng tiền điện tử từng đạt được. |
Ý nghĩa | Biểu thị đỉnh giá của đồng tiền điện tử và mục tiêu sinh lời của nhà đầu tư. | Biểu thị giá thấp nhất của đồng tiền điện tử, thường được xem là cơ hội đầu tư, vì giá mua vào sẽ thấp và sẽ có cơ hội tăng trưởng sau này. |
Tính chất | Thường là điểm cuối cùng của chu kỳ tăng giá | Thuờng là điểm cuối của chu kỳ giảm giá, khi tài sản không được đánh giá đúng giá trị và sẽ có tiềm năng tăng trưởng |
Tính chất kỹ thuật | Có thể là mức hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh mẽ trong tương lai | Có thể là mức hỗ trợ mạnh mẽ trong tương lai và là điểm cơ hội mua tốt nhất |
Biểu diễn | trên biểu đồ giá, ATH biểu thị là đỉnh cao nhất. | trên biểu đồ giá, ATL biểu thị là đáy thấp nhất. |
ATH và ATL sẽ là cơ sở để các nhà đầu tư có thể dùng làm chỉ số phân tích tình hình tăng trưởng hoặc suy giảm của các đồng tiền điện tử trên thị trường.
Một tài sản đạt ATH mới có thể mang lại cả cơ hội và cạm bẫy cho nhà đầu tư. Nếu tài sản đạt ATH mới thường xuyên, các nhà giao dịch có thể nhận ra xu hướng tăng và đầu tư theo nó.
Tuy nhiên, cần có những phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp để xác định khi nào giá đồng tiền điện tử sẽ chạm ngưỡng kháng cự và bắt đầu giảm trở lại.
KYC (Know Your Customer): Các quy định về việc xác minh danh tính trong thị trường tiền điện tử.
Hiện nay, các sàn giao dịch nói chung và các nền tảng giao dịch tiền điện tử nói riêng đều yêu cầu các nhà đầu tư phải tuân thủ thực hiện việc xác minh danh tính cá nhân để có thể quản lý các thông tin giao dịch, thông tin cá nhân nhằm phát triển một cộng đồng lành mạnh
Các nguyên tắc KYC (Know Your Customer) hoặc Know Your Client giúp các tổ chức hỗ trợ giao dịch hoặc các công cụ tài chính đảm bảo rằng xác minh được danh tính khách hàng
Pump and Dump
Giống như CHILL, Pump and Dump áp dụng các chủ thể tài chính thao túng giá và cường điệu hóa giá trị của một đồng tiền điện tử dựa trên các thông tin giá hoặc sai sự thật, và khi giá tăng theo cảm tính của nhà đầu tư, chủ thể tài chính này sẽ bắt đầu “bán tháo” số lượng đồng tiền điện tử mà họ đang sở hữu. Điều này khiến tỷ giá đồng tiền bị giảm trên thị trường.
Ta có thể so sánh mục đích và các áp dụng của chiến lược này với FUD và CHILL như sau:
Tiêu chí | FUD | CHILL | Pump and Dump |
Mục đích | Tạo ra nỗi sợ hãi, bất an và nghi ngờ trong cộng đồng. Nhằm tạo xu hướng mua hoặc bán đồng tiền nhanh chóng. | Tăng sự quan tâm và tạo niềm tin từ cộng đồng vào đồng tiền, dự án cụ thể. | Thao túng giá cả của đồng tiền, sau đó bán ra một cách đột ngột để tạo lợi nhuận cá nhân |
Loại thông tin truyền đạt | Thông tin tiêu cực | Thông tin tích cực hoặc được phóng đại để tạo niềm tin | Thông tin tích cực hoặc được phóng đại để tạo niềm tin |
Tính chất | Tiêu cực | thường là tích cực, nhưng có thể không chính xác hoặc không minh bạch | Tiêu cực, thường bị coi là gian lận tài chính và bất hợp pháp |
Mục tiêu | làm giảm giá hoặc bất ổn trong thị trường | Tạo sự quan tâm và niềm tin nơi nhà đầu tư | Thao túng giá cả để trục lợi cá nhân, |
Riding the Crypto wave
Lướt sóng – có thể hiểu là việc mua và bán các đồng tiền trong thời gian ngắn, cụ thể nhờ vào việc một đồng tiền nào có đang trong đà tăng thì sẽ mua vào và đợi nó tăng đến mức cao nhất có thể thì sẽ bán, lợi nhuận từ việc chênh lệch giá mua và bán.
Các thuật ngữ khác mà nhà đầu tư tiền điện tử nên biết
Airdrop
Airdrop trong lĩnh vực tiền điện tử là quá trình khi thực hiện một chiến lược marketing cho các dự án tiền điện tử khi tham gia vào thị trường. Với mục đích quảng bá và tăng cường nhận thức về dự án hoặc tài sản kỹ thuật số cho các nhóm khách hàng mục tiêu, tạo độ nhận diện thương hiệu thông qua việc tặng miễn phí cho họ.
Quy trình airdrop tiền điện tử liên quan đến việc gửi một phần nhỏ coin hoặc token cho các nhà đầu tư khi họ tham gia hoặc mở tài khoản trên app sàn giao dịch Crypto.
Altcoin
Là tên gọi chung của những loại Cryptocurrency khác với Bitcoin. Altcoin là một thuật ngữ trong thị trường tiền điện tử, chỉ các đồng tiền xuất hiện sau Bitcoin như Ethereum, Ripple, Litecoin, và nhiều đồng tiền khác.
Các Altcoin có thể được phát triển với nhiều mục đích, bao gồm việc cải thiện tính bảo mật, tăng tốc độ giao dịch trên hệ thống, triển khai các dự án dApps hoặc đơn giản là góp phần đa dạng hóa thị trường tiền điện tử.
Blockchain
Đôi khi bạn không hiểu Blockchain có nghĩa là gì? Và cách hoạt động của Blockchain như thế nào?
Blockchain có thể được mô tả là một sổ cái kỹ thuật được sử dụng để sao chép và lưu trữ dữ liệu trên hàng nghìn máy tính trên toàn thế giới, nơi mọi giao dịch, mọi thông tin đều được ghi chép rõ ràng và không thể sửa đổi.
Nhờ sức mạnh của blockchain, chúng ta có thể bảo toàn tính bất biến của dữ liệu trong bất kỳ ngành nghề nào. Chính nhờ đặc điểm này, blockchain loại bỏ tối đa được rủi ro từ việc tin tưởng vào một tổ chức duy nhất, đồng thời giảm thiểu rủi ro sai sót và chi phí trung gian một cách tối đa.
Tổng kết
Trên đây là một số thuật ngữ cơ bản trong thị trường Crypto mà được các nhà đầu tư và phân tích tài chính sử dụng nhiều nhất. Việc hiểu các từ lóng, thuật ngữ trên sẽ giúp các nhà đầu tư tiền điện tử có thể tìm hiểu, cập nhật các thông tin phân tích kỹ thuật tài chính dễ dàng hơn.
Và sẽ còn rất nhiều thuật ngữ khác mà Tài Chính chưa cung cấp được trong bài viết này nên các bạn đọc có thể Follow chúng tôi đã có thể nhận được các bài viết bổ ích sắp được đăng tải; đồng thời cập nhật các thông tin về giá coin, tin tức thị trường nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật trade coin dành cho các trader
Để lại một bình luận