Tiền mã hóa ở Việt Nam hiện nay đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tài chính. Tuy nhiên, hình thức này vẫn tiềm ẩn những rủi ro về mặt pháp lý mà không phải ai cũng biết.
Mục lục
1. Tiền mã hóa là gì?
1.1. Định nghĩa
Tiền mã hóa (còn được gọi là tiền điện tử hay tiền thuật toán) là một cơ sở dữ liệu thông tin được mã hóa, tồn tại trong không gian kỹ thuật số. Tiền mã hóa không tồn tại ở dạng vật chất như các loại tiền giấy hay tiền kim loại khác mà hoạt động thông qua công nghệ (blockchain). Nó sử dụng mật mã để bảo vệ hồ sơ giao dịch, kiểm tra và xác minh giao dịch một cách an toàn. Tiền mã hóa hiện tại không được phát hành hay quản lý bởi các cơ quan nhà nước.
1.2. Cách hoạt động của tiền mã hóa
Tiền mã hóa hoạt động thông qua công nghệ blockchain – một hệ thống phân cấp và phân phối dữ liệu không qua trung gian của bất kỳ bên thứ ba nào. Sau đây là một số khái niệm chính về cách hoạt động của tiền mã hóa.
- Blockchain: Blockchain là một loạt các khối dữ liệu (block) được liên kết với nhau thông qua mã hóa. Mỗi khối dữ liệu này đều chứa thông tin về các giao dịch.
- Giao dịch: Người sử dụng tiền mã hóa có thể thực hiện các giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần qua các trung gian tài chính. Mỗi giao dịch diễn ra đều được ghi chép lại và xác nhận trên blockchain.
- Mã hóa: Dữ liệu trong blockchain sẽ được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật và an toàn. Mỗi giao dịch cần được xác nhận bởi một mạng lưới người dùng (còn được gọi là miners hoặc validators) trước khi được thêm vào blockchain.
- Mạng lưới người dùng: Mạng lưới này bao gồm máy tính cùng thiết bị kết nối trực tiếp với blockchain. Người dùng tham gia mạng lưới để xác nhận mọi giao dịch, tạo mới các khối và duy trì tính minh bạch của toàn bộ hệ thống.
- Khai thác mỏ (Mining): Quá trình xác nhận và thêm các giao dịch vào blockchain được gọi là khai thác mỏ. Người tham gia khai thác mỏ cạnh tranh với nhau để giải quyết các phép toán máy tính phức tạp và nhận được phần thưởng trong tiền mã hóa.
Tóm lại, tiền mã hóa hoạt động thông qua một mạng lưới phân cấp và phân phối dữ liệu, có tính bảo mật và minh bạch. Mạng lưới này cho phép người dùng thực hiện hàng loạt giao dịch không cần sự can thiệp của bất kỳ tổ chức trung gian tài chính nào.
1.3. Các loại tiền mã hóa ở Việt Nam
Nhắc đến tiền mã hóa chúng ta thường nghĩ ngay đến Bitcoin. Thực tế có vô số các loại tiền mã hóa khác nhau trên thị trường. Hãy cùng điểm qua 5 loại tiền mã hóa ở Việt Nam phổ biến nhất hiện nay:
- Bitcoin (BTC)
Bitcoin là một loại tiền mã hóa được phát minh vào năm 2008 và chính thức được tung ra trên thị trường vào tháng 1/2009. Hiện tại, số đồng Bitcoin đang lưu hành là 18.684.093 BTC và lượng cung tối đa có thể lên đến 21.000.000 BTC đồng coin. Các sàn giao dịch Bitcoin phổ biến hiện nay có thể kể đến là Binance, Huobi Global, OKEx, FTX, và CoinTiger.
- Ethereum (ETH)
Xếp ngay sau Bitcoin, Ethereum là loại tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới theo tổng vốn hóa thị trường. Ethereum được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi một người chuyên nghiên cứu về lập trình tiền ảo có tên Vitalik Buterin. Hiện tại, tổng vốn hóa thị trường của ETH là $276.726.562.581 USD. Lượng ETH đang lưu hành là 115.489.681 ETH đồng coin và chưa có số xác thực lượng cung tối đa trên thị trường.
- Binance Coin (BNB)
BNB được ra mắt thông qua đợt chào bán đồng tiền mã hóa lần đầu vào năm 2017, trước khi sàn giao dịch Binance xuất hiện. BNB có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán phí trên sàn giao dịch Binance.Tổng với vốn hóa thị trường là $81.565.709.961 USD. Lượng BNB đang lưu hành là 153.432.897 BNB đồng coin và lượng cung tối đa là 170.532.785 BNB đồng coin.
- RIPPLE (XRP)
XRP là đồng tiền chạy trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số gọi là RippleNet, nằm trên cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán được gọi là XRP Ledger. Nền tảng thanh toán RippleNet là hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) nhằm mục đích cho phép các giao dịch tiền tệ tức thì trên toàn cầu. Tổng vốn hóa thị trường là $74.029.341.011 USD. Lượng XRP đang lưu hành là 45.404.028.640 XRP đồng coin và lượng cung tối đa là 100.000.000.000 XRP đồng coin.
- Tether (USDT)
Tether (USDT) là loại tiền kỹ thuật số có giá trị phản ánh giá trị của đồng đô la Mỹ. Ra mắt vào năm 2014, ý tưởng đằng sau Tether là tạo ra một loại tiền mã hóa ổn định có thể được sử dụng như đồng đô la kỹ thuật số hoặc “stablecoin.“ Tether được neo giữ hoặc “gắn chặt,“ với giá của đồng đô la Mỹ. Tổng vốn hóa thị trường của USTD là $47.006.872.194 USD. Lượng cung USTD đang lưu hành là 46.871.412.194 USDT đồng coin và chưa xác định lượng cung tối đa.
2. Thực trạng sử dụng tiền mã hóa ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thị trường tiền mã hóa ở Việt Nam
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty thanh toán tiền mã hóa Triple-A năm 2023, trên thế giới có khoảng 420 triệu người sở hữu tiền mã hóa. Trong đó, gần 21 triệu đến từ Việt Nam.
Dữ liệu này cho thấy Việt Nam có số người nắm giữ tiền mã hóa nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ. Tỷ lệ sở hữu tại Việt Nam đạt 21,19%, cao thứ hai, chỉ sau UAE.
Báo cáo của Triple-A cũng chỉ ra rằng nguyên nhân tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa cao ở Việt Nam cao là do chính sách thuế thoải mái, khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống còn hạn chế. Đây cũng là hình thức người dân lựa chọn để phòng hộ rủi ro lạm phát.
2.2. Xu hướng và triển vọng sử dụng tiền mã hóa ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền mã hóa trong năm 2021 và 2022. Ngoài ra, tỷ lệ người nắm giữ tiền mã hóa ở Việt Nam đang lớn thứ 2 ASEAN sau Thái Lan, đồng thời là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain.
Tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 200 dự án blockchain hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy, Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa trong khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây.
Có thể bạn quan tâm => Thực Trạng Tiền Điện Tử tại Việt Nam Cập Nhật Mới Nhất Đầu Năm 2024
3. Tiền mã hóa ở Việt Nam có được sử dụng không?
Tiền mã hóa ở Việt Nam có được sử dụng không là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư tài chính quan tâm. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về luật pháp và các quy định liên quan đến tiền mã hóa.
3.1. Luật và các quy định về tiền mã hóa
Pháp luật Việt Nam hiện chưa quy định về tiền ảo nói chung, tiền mã hóa nói riêng. Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), chỉ riêng trên sàn giao dịch tiền ảo Remitano, khối lượng giao dịch hằng ngày giữa tiền mã hóa và tiền Việt Nam đồng vào thời kỳ cao điểm có thể lên tới 300 – 400 tỉ đồng/ngày, cùng với đó là những tranh chấp liên quan đến tiền mã hóa ngày càng gia tăng dẫn tới vướng mắc trong việc xử lý của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, hiện nay Nhà nước chưa thể tiến hành thu thuế đối với các giao dịch có liên quan đến tiền mã hóa. Một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa quy định phân loại và định danh rõ ràng các loại tiền mã hóa thuộc loại hình nào trong các khái niệm pháp lý: Chứng khoán, hàng hóa, tài sản.
Do đó, tiền mã hóa ở Việt Nam không được coi là tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và cũng không được coi là hàng hóa theo quy định của pháp luật thương mại. Điều này dẫn đến thực trạng có rất nhiều chủ thể tham gia giao dịch, đầu tư tiền mã hóa ở Việt Nam và thu được lợi nhuận đáng kể từ hoạt động này. Tuy nhiên, họ lại không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thuế nào đối với Nhà nước.
3.2. Các rủi ro pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam
Mặc dù chưa được công nhận hợp pháp nhưng tiền mã hóa ở Việt Nam vẫn tồn tại và các giao dịch liên quan vẫn đang diễn ra trong cộng đồng, tạo nên nhiều ảnh hưởng tới đời sống kinh tế – xã hội. Các hoạt động liên quan tới tiền mã hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người tham gia giao dịch, tạo cơ hội cho các vụ lừa đảo, chiếm đoạt xảy ra. Trong khi đó, việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật đối với mã hóa còn nhiều thách thức, chưa có cơ sở để thực hiện.
Do đó, các hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa ở Việt Nam hiện nay bị coi là bất hợp pháp. Còn việc mua bán, trao đổi và lưu trữ tiền mã hóa không bị cấm. Tuy vậy, các hoạt động liên quan đến không được công nhận về mặt pháp lý. Vì thế, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, rủi ro thì người sử dụng tiền mã hóa không được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
4. Làm thế nào để đầu tư tiền mã hóa ở Việt Nam an toàn?
4.1. Nghiên cứu kiến thức về thị trường tiền mã hóa
Để đầu tư tiền mã hóa an toàn, hiệu quả, điều đầu tiên phải thực hiện là nghiên cứu kiến thức về thị trường. Bước này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt được thị trường đang biến động như thế nào, tăng hay giảm, sự thay đổi này do điều gì gây nên, sẽ có những ảnh hưởng ra sao nếu tham gia đầu tư. Tìm kiếm, lựa chọn và phân tích thông tin là việc làm vô cùng quan trọng để tránh đầu tư theo phong trào và thua lỗ trong thời gian suy thoái của thị trường.
4.2. Lựa chọn hình thức đầu tư tiền mã hóa phù hợp
Nếu trong chứng khoán, nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… thì tại thị trường tiền mã hóa, nhà đầu tư có thể giao dịch đồng tiền trực tiếp trên sàn giao dịch, stake coin, gửi tiết kiệm coin, đào coin,…… Tùy vào khẩu vị rủi ro mà đầu tư sẽ chọn ra loại hình đầu tư hợp lý. Nếu thích giao dịch trực tiếp để hưởng giá chênh lệch thì có thể tham khảo hình thức mua – bán trực tiếp trên sàn; Nếu thích sự an toàn, lợi nhuận dài hạn có thể tham gia hình thức stake coin, gửi, cho vay coin,… Tuy nhiên, trước tiên nhà đầu tư vẫn nên trải nghiệm hết các hình thức để biết rõ liệu có phù hợp với bản thân hay không.
4.3. Lựa chọn sàn giao dịch tiền mã hóa uy tín
Sàn giao dịch là nơi diễn ra hoạt động đầu tư, tập trung rất nhiều người tham gia. Hoạt động mua/bán tiền mã hóa diễn ra hoàn toàn trực tuyến nên người dùng phải đối mặt với nguy cơ bị hack tài khoản, đánh cắp dữ liệu.
Một số sàn giao dịch tiền mã hóa ở Việt Nam nhà đầu tư có thể tham khảo như:
- Binance: Binance hiện là sàn tiền số lớn nhất thế giới. Binance được thành lập vào tháng 8/2017. Sàn giao dịch này hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Việt. Bên cạnh phiên bản nền web, Binance cũng cung cấp ứng dụng cho iOS và Android.
- Houbi: Huobi là một trong những sàn giao dịch tiền số lâu đời. Nền tảng này ra đời tháng 5/2013 tại Trung Quốc, hiện có văn phòng ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong… và cung cấp dịch vụ quản lý tài sản, giao dịch an toàn ở hơn 130 quốc gia.
- Onus: Sàn ONUS (hay trước đây còn gọi là VNDC) là một sàn đầu tư tiền mã hóa ở Việt Nam. Ứng dụng ONUS hiện cũng là một trong những ứng dụng đầu tư tiền mã hóa được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với khoảng hơn 3 triệu người dùng.
Kết luận: Dù là thị trường tài chính vô cùng tiềm năng nhưng tiền mã hóa vẫn rủi ro pháp lý nhất định. Hi vọng bài viết trên có thể cung cấp những thông tin bổ ích dành cho các nhà đầu tư đang băn khoăn về tính pháp lý của tiền mã hóa ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm => Bitcoin 2016 vs 2024: Phân Tích Lịch Sử Giá 2016 và Dự Đoán Xu Hướng 2024
Để lại một bình luận