Chắc hẳn khi nghe các nhà đầu tư bàn luận, chúng ta đã nghe đến các cụm từ như “lệnh long”, “lệnh short”. Vậy Long short là gì? Chúng có ý nghĩa gì trong đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu long và short là gì, long và short trong crypto là gì ngay hôm nay nhé!
Mục lục
1. Lệnh long (Long position) là gì?
Long position (vị thế mua) đơn giản là một nhà đầu tư dự đoán giá trị của tài sản sẽ tăng trong tương lai, họ chỉ cần mua trong hôm nay rồi chờ đợi nó sẽ tăng giá trị trong tương lai.
Trong đầu tư crypto, khi đồng coin tăng giá, người đầu tư có thể có thể bán hoặc đợi giá tăng hơn nhiều. Ví dụ, khi bạn mua 10 Bitcoin với giá 1,000,000 US$ ở mức giá 10,000US$/1 Bitcoin, khi chúng tăng giá lên 12,000US$/1B Bitcoin, bạn có thể bán chúng đi và thu về 1,200,000 US$ và lợi nhuận ròng 200,000 US$
Mặt trái của nó là khi đồng coin đó rớt giá, bạn có thể lỗ khá nhiều khi toàn bộ danh mục của người mua đồng coin đó sẽ tụt giá trị theo.
Tuy nhiên, trong quá khứ, các nhà đầu tư thích giữ tiền điện tử lâu dài, nhưng đó không phải là một chiến lược tốt nhất để thu được lợi nhuận. Ngay cả khi Bitcoin là loại tiền điện tử phổ biến nhất, nó sẽ phải trải qua nhiều chu kỳ thị trường và nhà đầu tư sẽ có thể bỏ lỡ những cơ hội lớn hơn.
2. Lệnh short (Short position) là gì?
Ngược lại với lệnh long, lệnh short (vị thế mua) về cơ bản sẽ là khi nhà đầu tư dự đoán được giá trị của đồng coin sẽ giảm xuống và họ sẽ bán tài sản đó. Người đầu tư “đặt cược” vào giá trị của đồng tiền điện tử dựa trên các yếu tố như:
- Tin rằng tài sản hiện đang được định giá quá cao và sẽ sớm điều chỉnh giá hoặc,
- Dự đoán một sự kiện có thể trực tiếp dẫn tới sự sụt giảm giá của tiền điện tử hoặc một số yếu tố khác khiến giá có thể đi xuống.
Do đó, một short position liên quan đến việc bán 1 đồng coin cụ thể. Điều đó không có nghĩa là nhà đầu tư không còn tin vào dự án tiền điện tử đó nữa. Trên thực tế, một chiến lược phổ biến là mua lại tiền điện tử khi kết thúc long position vào thời điểm các người đầu tư khác cho rằng giá đủ thấp và đã đến lúc mua vào.
VD: Giá EUR/US$ đang là 1,200 và bạn dự đoán giá sẽ giảm trong tương lai gần. Bạn cần bán EUR và mua US$ để kiếm lời. Nhưng trong ví của bạn chẳng có một đồng EUR nào để bán. Lúc này, bạn có thể vay của ngân hàng 1,000 EUR và bán nó ra thị trường để lấy 1,200 US$.Sau khi giá EUR/US$ giảm xuống 1,100 thì bạn cần bán 1,100 USD (từ 1,200 US$ đã mua trước đó) để mua về 1000 EUR và trả lại cho ngân hàng (cho rằng giả thiết ngân hàng không tính lãi suất). Như vậy, 100 US$ còn dư chính là lợi nhuận bạn kiếm được.
3. Phân biệt lệnh long và lệnh short
Vậy sau khi hiểu được khái niệm cơ bản của long short là gì, chúng ta nên sử dụng cách thức đầu tư nào? Dưới đây là bảng so sánh về 2 vị thế này:
Tiêu chí | Vị thế mua (long position) | Vị thế bán (short position) |
Mục đích | Kiếm được lợi nhuận nếu giá thị trường tăng. | Kiếm được lợi nhuận nếu giá thị trường giảm. |
Kết quả | Khi nhiều người thực hiện vị thế mua sẽ đẩy giá tăng nhanh chóng | Khi nhiều người thực hiện vị thế bán sẽ kéo giá giảm xuống nhanh chóng |
Bản chất | Mua hoặc vay của sàn để mua một tài sản. Khi giá tăng thì thực hiện lệnh bán ra để thu lợi thuận. Chênh lệch từ việc mua thấp bán cao là lợi nhuận thu được từ việc mua khống. | Khi một loại tài sản giảm thực hiện lệnh vay trước để bán. Sau khi giá giảm thì mua lại với mức giá thấp hơn để giả lại sàn. Chênh lệch từ việc bán cao mua thấp là lợi nhuận thu được. |
4. Khi mua crypto thì nên “long” hay “short”?
Vậy trong bối cảnh thị trường tiền điện tử đang bước vào năm mới 2024 và trở nên “nóng bỏng” hơn bao giờ hết, chúng ta hãy cùng phân tích xem cách thức nào phù hợp với diễn biến của thị trường và đầu tư thức thời.
Có thể nhận thấy, vị thế mua thường vượt trội hơn trong thị trường tăng và trong thị trường giảm thì ưu thế thuộc về vị thế bán. Các trader và nhà đầu tư chuyên nghiệp thường áp dụng chiến lược ‘bắt đáy’ và ‘thả đỉnh’ – tức là họ mở các vị thế mua khi giá thoái lui khỏi các đỉnh gần đây và bán coin khi giá đạt mức kháng cự.
Có thể kết luận rằng, các nhà đầu tư có xu hướng tham gia vào một vị thế mua vì tin rằng giá của tài sản hoặc thậm chí toàn bộ thị trường sẽ tiếp tục tăng. Ngược lại, họ sẽ mở vị thế bán để kiếm lợi nhuận bằng cách bán khống vị thế hoặc vay tiền từ người môi giới để bán tài sản, sau đó mua lại với giá rẻ hơn. Các trader có thể áp dụng cả hai chiến lược này để xác định các mốc chính trong chu kỳ của thị trường.
4.1. Vậy khi nào nên “long”?
Các nhà đầu tư nên mua khi họ đang chờ đợi giá coin tăng lên. Họ có thể quan tâm đến lệnh long khi cảm thấy giá tiền điện tử sắp tăng trong một thời gian, tùy thuộc vào khung thời gian mà trader đó đang hoạt động.
Ví dụ, nếu bạn đang quan sát biểu đồ hàng ngày và tin rằng giá sẽ tăng trong những ngày tiếp theo hoặc thậm chí các tuần kế tiếp thì bạn có thể đặt lệnh mua. Bạn có thể mua tài sản trong giao dịch giao ngay hoặc mở một vị thế mua thông qua hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc các hợp đồng phái sinh khác.
Bên cạnh đó, các trader cần phải được hỗ trợ bởi một số loại phân tích kỹ thuật cơ bản. Nói chung, các nhà đầu tư nên tích cực sử dụng mạng xã hội và đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt chính xác tâm lý thị trường. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các biểu đồ và kiểm tra, chẳng hạn như liệu giá có vượt qua đường kháng cự quan trọng hay không, điều này có thể là dấu hiệu của sự mở rộng của xu hướng tăng
Tiền điện tử thường được giao dịch với các loại tiền Fiat (tiền pháp định), đặc biệt là đồng US$, loại tiền tệ luôn nỗ lực tăng giá. Đây là lý do tại sao bạn sẽ thấy nhiều nhà đầu tư thích gắn bó với chiến lược “mua và giữ”, đặc biệt là khi nói đến Bitcoin.
4.2. Vậy khi nào nên “short”?
Các trader bán khống khi họ dự đoán giá trị đồng coin sẽ giảm. Theo quy luật, những người bán khống mở vị thế bán của họ khi sức mua ồ ạt vượt quá mức thị trường có thể cung ứng. Tức là giá coin đã tăng trong một thời gian dài và xu hướng tăng có thể đã bão hòa. Ngoài ra, bán khống cũng là dấu hiệu của việc giá coin không thể phá vỡ mức kháng cự và bắt đầu rời khỏi mức đó.
Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên cố gắng xác định các yếu tố thị trường như khối lượng giao dịch tăng đột biến trong một thời gian ngắn, giá tăng hoặc thậm chí là tin tức quá lạc quan trước khi mở một vị thế bán. Các nhà đầu tư sẽ quyết định bán vì một tài sản được giao dịch cao hơn mức giá trị thực sự của nó và sẽ đóng vị thế bán khi nhận thấy thị trường đang hồi phục.
Vị thế bán có thể đem lại lợi nhuận hậu hĩnh, nhưng đây là một cuộc chơi khó đoán, nhất là với những nhà đầu tư dự định giao dịch bằng các khoản tiền vay. Nếu bạn bán khống tiền điện tử thì giao dịch ngắn hạn sẽ có ít rủi ro hơn. Điều quan trọng là phải xác định thời điểm thị trường gặp khó khăn và chỉ bán khống khi thực sự đã nắm chắc.
5. Cách thức đóng mở của sàn giao dịch thực hiện “long” và “short” long short là gì?
Để có được lợi nhuận thì nhà đầu tư cần phải hoàn thành giao dịch khi thực hiện chiến lược “long” hay “short”. Toàn bộ quá trình giao dịch bao gồm việc mua hoặc bán những đồng coin, sau đó làm ngược lại khi có sự chênh lệch giá.
Việc mua (hay bán) một cặp coin khi bắt đầu giao dịch được gọi là mở giao dịch (mở lệnh). Để đóng giao dịch (đóng lệnh), trader cần phải bán (hoặc mua) cùng cặp coin sau đó. Nếu trader chưa đóng giao dịch, nghĩa là giao dịch chưa kết thúc. Khi ấy, trader sẽ không sở hữu bất cứ khoản lợi nhuận thật nào.
Các trader có thể mở các vị thế mua và bán trên bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào cung cấp dịch vụ giao dịch hối đoái giao ngay hoặc phái sinh. Một số sàn giao dịch hỗ trợ giao dịch ký quỹ được nhiều người tin dùng nhất hiện nay là ONUS, Coinbase, Remitano..Etc. Trong đó, ONUS là một sự lựa chọn đáng xem xét bởi giao diện đơn giản và dễ sử dụng đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa.
6. Kết luận
Chúng tôi hi vọng bài viết này đã giải đáp cho bạn câu hỏi “long short là gì?” và “long và short trong crypto là gì?”. Với năm mới 2024 đã đến, đây là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời và phát triển. Chúc các bạn thành công và phát đạt!
→ Có thể bạn quan tâm: Stablecoin Là Gì? Top Các Đồng Stablecoin Nên Đầu Tư Nhất 2024
Để lại một bình luận