Thông tin thị trường:
- Khoản nợ xấu 8,5 triệu đồng của khách hàng tại Ngân hàng Eximbank sau 10 năm tăng lên thành 8,8 tỷ đã có phương án giải quyết.
- Lãi suất vay ngân hàng 03/2024: Lãi suất vay mua nhà hiện nay đang ở mức khả quan, cụ thể giao động từ 5% ~ 10.5%/năm; lãi suất thả nổi trên thị trường được quản lý trong mức 8% ~ 13%/năm.
- Lãi suất tiết kiệm ngân hàng 03/2024: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng đang được niêm yết trong khoản 4.0% ~ 5.9%/năm cho kỳ hạn từ 6~12 tháng. Các kỳ hạn 1~2 tháng là 2,7% và 2,8%/năm.
Thời gian gần đây, nhiều người dân đã có phản ánh rằng mình nhận được nhiều tin nhắn, email thông báo các khoản nợ “không tên”, bỗng dưng trở thành con nợ với các khoản nợ xấu dù mình chưa bao giờ đi vay ngân hàng hay quỹ tín dụng nào?
Vậy tình trạng “báo nợ” này từ đâu mà có? Và làm thế nào để kiểm tra mình có thực sự nợ ngân hàng hay quỹ tín dụng nào không?
Mục lục
Tá hỏa khi bị gọi báo nợ xấu, người dân nên làm gì?
Hiện nay, song hành cùng các cơ chế và hình thức vay vốn xuất hiện, thì tình trạng nhiều người vô tình mắc vào những khoản nợ “không tên”, nợ xấu dù không vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, cho vay nào. Giờ chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản như mã số Căn Cước Công Dân, số tài khoản Ngân hàng, thẻ tín dụng hay mã định danh là có thể sử dụng các hình thức vay vốn hoặc nặng hơn là bị kẻ gian lừa đảo tài chính trên các Web vay nợ online.
Nhiều trường hợp, dù chưa từng vay mượn hay bảo lãnh khoản tài sản nào tại các ngân hàng, quỹ tài chính,… nhưng người dân vẫn bị một số đối tượng không quen biết “khủng bố” thường xuyên, gọi điện đòi nợ hay gửi tin nhắn cảnh báo; đặc biệt khi số điện thoại hay tin nhắn của các đối tượng này lại hiện tên hoặc ghi danh là từ ngân hàng.
Nguyên nhân có thể là việc người dân để lộ các thông tin cá nhân (CMND, CCCD, số điện thoại, hình ảnh cá nhân,…) và để các đối tượng xấu lợi dụng thông qua việc eKYC (Electronic Know Your Customer), từ đó thực hiện hành vi xác nhận danh tính khách hàng, qua mắt các thủ tục vay vốn từ ngân hàng hoặc quy trình duyệt vay online để lừa đảo.
Một trường hợp khác là việc người dân mở thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng theo tư vấn từ các giao dịch viên, rồi các phí “duy trì tài khoản” hoặc các khoản phí từng sử dụng nhưng không biết nên khi không dùng thẻ nữa thì khoản khí này vẫn tự động được tính.
Ví dụ trong thời gian vừa qua, trường hợp vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây ra nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng. Việc khách hàng nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu mở tại ngân hàng X, vì báo rằng chủ tài khoản chưa từng trả khoản nợ, gồm cả khoản nợ gốc lẫn phần lãi nên từ khoản nợ gốc là 8,5 triệu vào hồi năm 2023, sau 11 năm “nằm im”, cho đến hồi tháng 3 năm 2024 thì mức “lãi mẹ đẻ lãi con” đã tăng lên thành 8,8 tỷ đồng.
Dù hiện nay, trường hợp này gần như đã được giải quyết thỏa đáng, khi khách hàng không phải trả hoàn toàn 8,8 tỷ đồng, và hai bên đã làm việc với nhau để thỏa thuận về mức trả nợ thỏa đáng hơn.
Tuy nhiên, sau vụ việc trên, rất nhiều người dân lo lắng rằng không biết mình có còn tài khoản hay thẻ dù không sử dụng nữa nhưng vẫn tính nợ hay không?
Các tài khoản, thẻ lâu ngày không dùng có bị tính phí, ghi nợ không?
Nhiều người cứ nghĩ rằng, khi một thẻ hay tài khoản tín dụng ngân hàng lâu không dùng hay không có phát sinh giao dịch, hoặc nếu rút hết tiền và không đủ số dư sẽ tự động bị khóa, hủy cho đến khi có thông báo từ ngân hàng hoặc có nhu cầu sử dụng lại thẻ mới phát hiện rằng có dư nợ.
Việc đóng/mở hay hủy thẻ tại mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện và hình thức quy định khác nhau. Nhưng theo chuyên gia và chuyên viên tài chính, tốt nhất người dân nên chủ động khóa thẻ hoặc đóng tài khoản tín dụng khi không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài.
Ngoài ra, một số lưu ý quan trọng là không được đứng tên hoặc mở thẻ hộ người khác. Bởi người trực tiếp đứng tên sẽ là người chịu trách nhiệm về khác khoản giao dịch và khoản nợ nếu có.
Khi phát sinh khoản nợ xấu, dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa khách hàng và ngân hàng, người thiệt nhất vẫn là người dân. Ngoài ra, không nên đăng ký mở thẻ tín dụng nếu không thực sự cần thiết.
Khuyến cáo người dân một vài biện pháp xử lý khi bị báo “nợ xấu”
Thứ nhất, đối với các trường hợp bị người lạ gọi điện “dọa” về khoản nợ không có thực, người dẫn cần xử lý bình tĩnh, giải thích là không có liên quan tới khoản nợ này, đồng thời hỏi rõ về thông tin đơn vị đòi nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ liên quan như hợp đồng, thông tin về khoản vay nợ của mình (ghi âm, lưu tin nhắn lại để có bằng chứng đối chiếu).
Đặc biệt không cung cấp các thông tin cá nhân trong quá trình trao đổi, rồi thu thập bằng chứng và nhanh chóng liên hệ tới các bên liên quan có thẩm quyền, ví dụ như ngân hàng hoặc cơ quan công an để trình báo và có hình thức xử lý, đảm bảo an toàn tài sản và bản thân.
Để quản lý thông tin nợ cá nhân, người dân có thể tra cứu trên Website https://cic.gov.vn/ hoặc app của CIC, trực thuộc công thông tin Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam, thuộc Ngân hàng Trung ương Việt Nam.
Theo đó, mọi thông tin về khoản vay, thông tin người vay, thông tin của tổ chức cho vay, lịch sử thanh toán mang tên người đi vay sẽ được tổng hợp và lưu trữ tại đây. Điều này sẽ giúp người dẫn có thể tự tra cứu và kiểm tra rằng mình có khoản nợ xấu nào hay không mà chủ động bảo vệ tài sản cá nhân cũng như bảo đảm các quy chế của pháp luật.
Cũng theo đó, người dân cần phân biệt, trong trường hợp chỉ khóa tạm thời, các khoản phí như phí duy trì phí thường niên hay các phí đi kèm… vẫn sẽ được tính bình thường. Do vậy, người dân nên chủ động khóa thẻ ngân hàng hoặc tài khoản tín dụng vĩnh viễn nếu không có nhu cầu sử dụng.
Các hình thức vay tại ngân hàng
Hiện nay các hình thức vay vốn tại ngân hàng vô cùng đa dạng, tùy theo mục đích và yêu cầu của người đi vay, dưới đây là một số hình thức vay ngân hàng và cách xác định khoản lãi suất để tranh việc bị dính “nợ xấu”.
Vay tín chấp: là hình thức vay linh hoạt của ngân hàng, không yêu cầu bạn cung cấp tài sản đảm bảo và có thể sử dụng tiền vay cho mục đích cá nhân. Thông thường, vay tín chấp yêu cầu một hồ sơ và lịch sử tín dụng tốt để đảm bảo khả năng vay và trả nợ trong kỳ hạn vay.
Vay thế chấp: là hình thức cho vay truyền thống tại các ngân hàng, việc vay vốn bằng hình thức này chỉ cần bạn đưa tài sản của mình sở hữu như ô tô, bất động sản, tài sản có giá trị khác,… làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng sẽ cấp cho bạn một số tiền nhất định, gọi là “thế chấp ngang giá” cho tài sản của bạn.
Vay trả góp: là hình thức người vay sẽ trả nợ theo kỳ hạn được thỏa thuận, thông qua việc trả góp định kỳ hằng tháng, quý hoặc theo kỳ hạn đăng ký.
Vay thấy chi: là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép bạn chi tiêu vượt quá số dư hiện tại, dễ hiểu hơn là việc bạn sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, chi tiêu trước rồi đến kỳ hạn, bạn sẽ phải hoàn trả mức đã chi tiêu trước đó, thường hình thức này dễ làm người dùng bị ghi nợ.
Đối với mỗi gói vay vốn, mỗi hình thức sẽ có mức lãi suất và chính sách thu hồi vốn khác nhau. Do vậy, trước khi đi vay, bạn cần tìm hiểu rõ về chính sách và mức lãi suất cho vay, cùng các kỳ hạn mà bạn phải thanh toán lãi cho vay. Việc thường xuyên kiểm tra và so sánh lãi suất của các ngân hàng trước khi vay là điều tiên quyết để tối ưu nguồn vốn của bản thân và định hình được thời gian bạn vay và thời gian bạn phải trả khoản lãi suất đi vay.
Bạn có thể sử dụng các công cụ để tính lãi suất vay ngân hàng Online: Công cụ tính lãi suất vay ngân hàng
Tổng kết
Việc một người sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng không sử dụng là rất phổ biến, các tài khoản tín dụng ngân hàng được mở vì có người giới thiệu hoặc mở nhận lương tại công ty đang làm việc nhưng đã lâu không sử dụng.
Hiện mỗi ngân hàng đều có các chính sách khác nhau với tài khoản tín dụng để lâu không hoạt động. Tuy nhiên, người dân nên kiểm tra lại các tài khoản hay tình hình nợ của mình để biết trước và thanh toán các khoản nợ nếu có, tránh trường hợp phát sinh không đang có.
Có thể bạn quan tâm: Lãi suất vay ngân hàng 2024 – Đừng bỏ lỡ 3 cách kiếm lời nhanh chóng từ khoản vay
Để lại một bình luận