Bấm ESC để đóng

Tài Chính 24hTài Chính 24h

ICP Là Gì? Có Nên Đầu Tư ICP Coin?

Internet Computer Protocol (ICP) là một dự án được khá nhiều người quan tâm và chú ý ở thời điểm hiện tại. Khi vừa ra mắt, Internet Computer Protocol đã được niêm yết ở các sàn giao dịch điện tử hàng đầu của thế giới như Binance, Huobi,…

Vậy ICP là gì? Sức hút của nó đến từ đâu? Cùng Tài Chính 24 khám phá ngay trong bài viết này nhé!

1. ICP Là Gì?

ICP là viết tắt của Internet Computer Protocol, đồng thời cũng là tên của một dự án blockchain. Internet Computer là một nền tảng blockchain phân phối và phi tập trung (decentralized) được phát triển bởi Dfinity Foundation và được ra mắt từ tháng 5/2021. Mục tiêu của dự án là tạo ra một mạng lưới internet phi tập trung mới, cho phép các ứng dụng web chạy trực tiếp trên blockchain mà không cần thông qua máy chủ trung gian.

Dfinity Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 2016, với 3 cơ sở nghiên cứu trên toàn cầu và hiện tại có 188 thành viên trong tổ chức. Mục tiêu chính của tổ chức là phát triển giao thức Internet Computer (ICP), với mong muốn cải thiện những hạn chế của hệ thống Internet hiện tại bằng cách thay thế sự tồn tại của các máy chủ đám mây bằng một máy chủ phi tập trung, được vận hành bởi các validators.

Internet Computer Protocol (ICP) là token chính của mạng lưới Internet Computer, được sử dụng để trả phí và thưởng cho các nhà phát triển ứng dụng, cũng như để tham gia vào quy trình bỏ phiếu và quản lý mạng lưới.

Dự án này nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng blockchain với các ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực phát triển web phi tập trung và dApps.

ICP là gì?
ICP là gì?

2. Quá Trình Phát Triển Của ICP Là Gì?

ICP đã được phát triển thông qua rất nhiều giai đoạn từ khi được Dfinity bắt đầu phát triển vào cuối năm 2016.

Quá trình phát triển Internet Computer Protocol (ICP) có các giai đoạn như sau:

  • Copper: Dfinity giới thiệu phiên bản đầu tiên của ICP, cùng với Dfinity Canister SDK (V0.3.0). Họ cũng ra mắt một ngôn ngữ lập trình mới đặc biệt cho việc phát triển dự án trên nền tảng này, sử dụng WebAssembly.
  • Bronze: Ra mắt LinkedUp, mạng xã hội đầu tiên được phát triển trên ICP, được giới thiệu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum). Ngoài ra, trong giai đoạn này, một số ứng dụng demo khác cũng được triển khai trên ICP.
  • Tungsten: Giai đoạn này cho phép các nhà phát triển tham gia xây dựng ứng dụng phân phối trên nền tảng ICP. Hệ sinh thái cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhà phát triển trên nền tảng này mở rộng nhanh chóng. Các sự kiện quan trọng trong giai đoạn này bao gồm Tungsten Hackathon kéo dài 48 giờ.
  • Sodium: Ra mắt hệ thống quản trị thuật toán NNS, phục vụ quá trình quản trị nền tảng. Các validators cần được hệ thống này xác nhận và cấp phép để đóng góp vào bảo mật của nền tảng. NNS cũng xử lý việc trao thưởng cho các validators và delegators, từ đó đưa token ICP vào vận hành.
  • Mercury: Mainnet của ICP được ra mắt. Dự án ban đầu dự kiến ​​ra mắt vào năm 2018, nhưng đã bị lùi lại và cuối cùng công bố sẽ ra mắt mainnet công cộng vào ngày 07/05/2021.

3. Vai Trò Của ICP Là Gì?

ICP Coin là token tiện ích gốc của Internet Computer và đóng ba vai trò chính trong mạng như sau:

  • Hỗ trợ quản trị mạng: ICP coin có thể được khóa bởi người dùng để tạo ra neuron. Những neuron này sẽ được sử dụng để biểu quyết trong quá trình quản lý mạng, giúp đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến phát triển và hoạt động của mạng.
  • Tạo chu kỳ cho máy tính và thanh toán phí canister: ICP cung cấp cho người dùng một kho lưu trữ giá trị, cho phép họ chuyển đổi ICP token của mình thành chu kỳ (cycles) – một loại stablecoin được sử dụng để thanh toán các khoản phí giao dịch mạng và tài nguyên tính toán. Cycles có giá ổn định trong dài hạn và được sử dụng để trả phí canister trong mạng, sau đó sẽ được đốt cháy để tránh lạm phát.
  • Phần thưởng trong hệ sinh thái: ICP mới được tạo ra để trao tặng cho những người đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, bao gồm việc trao phần thưởng biểu quyết cho những người tham gia quản trị, những người điều khiển các máy nút lưu trữ mạng và các hoạt động khác.

4. Cách Thức Hoạt Động Của ICP Là Gì?

Internet Computer được xây dựng trên cơ chế phi tập trung của Internet Computer Protocol (ICP), sử dụng sức mạnh tính toán của một lượng lớn các node máy tính. Điều này tạo ra một nền tảng máy tính thống nhất có khả năng hỗ trợ các ứng dụng ở mọi quy mô và độ phức tạp.

Trong Internet Computer, các hợp đồng thông minh được chia thành các đơn vị mã an toàn gọi là canisters. Mỗi canister hoạt động như một ứng dụng hoặc chức năng riêng lẻ.

Để tương tác với các canister này, người dùng cuối chỉ cần thông qua điểm vào (entry point) và sử dụng giao diện người dùng Internet thông thường như các trình duyệt hiện tại.

Khác với Internet truyền thống, Internet Computer không dựa vào cơ sở hạ tầng tập trung mà thay vào đó lưu trữ và phục vụ các ứng dụng và dữ liệu trực tiếp trên blockchain (on-chain). Ở tầng cơ bản, một mạng trung tâm dữ liệu có thể khởi chạy các node trong giao thức ICP. Các node này sau đó sẽ được tổ chức thành các mạng con để lưu trữ các canister phần mềm, cho phép người dùng tương tác với chúng như một phần của trải nghiệm web thông thường.

5. Điểm Nổi Bật Của ICP Là Gì?

Cấu trúc của Internet Computer Protocol (ICP) bao gồm 4 tầng chính.

  • Canisters: Là các đơn vị tính toán độc lập trên mạng lưới Internet Computer. Canisters được sử dụng để triển khai và chạy các ứng dụng, hợp đồng thông minh và dịch vụ. Chúng làm việc như các hộp đen độc lập, có khả năng lưu trữ trạng thái và xử lý các yêu cầu từ người dùng.
  • Internet Computer Protocol (ICP Protocol): Là lớp phần mềm cơ bản của mạng lưới Internet Computer, quản lý việc xác thực giao dịch, quản lý tài nguyên và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trên mạng.
  • IP/Internet Layer: Là tầng mạng kết nối Internet Computer với Internet toàn cầu. Nó cung cấp khả năng truy cập vào mạng lưới từ bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua các địa chỉ IP.
  • Trung tâm dữ liệu của người dùng: Đây là nơi lưu trữ dữ liệu và thông tin cá nhân của người dùng. Dữ liệu này được quản lý và bảo vệ một cách an toàn trong mạng lưới Internet Computer.

Sử dụng Internet Computer Protocol cho phép người dùng tạo các website, phát triển dApps, hệ thống bằng cách đưa trực tiếp các dữ liệu phát triển lên trên mạng Internet mở.

Thông qua Network Nervous System (NNS) được phát triển bởi Dfinity Foundation, các nhà phát triển và người dùng sẽ có quyền quyết định dữ liệu của họ được ai truy cập, cũng như trao lại quyền quản lý dữ liệu cho người dùng cuối. Điều này đảm bảo rằng thông tin của người dùng dApp không rơi vào tay các chủ server hoặc các nhà phát triển server như Facebook, Google, và các tổ chức tương tự.

Để chạy node trên nền tảng ICP, các validator phải được cấp chứng nhận DCID (Data Center Identity) thông qua cơ chế quản trị bằng thuật toán của hệ thống NNS. Dfinity Foundation cho biết khả năng thực hiện giao dịch trên nền tảng của họ sẽ chỉ tốn 3 – 5 giây, một con số đáng ngưỡng mộ so với nền tảng Ethereum hiện tại.

Cấu trúc của ICP
Cấu trúc của ICP

Kết Luận

Đến đây, hẳn bạn đã nắm được ICP là gì. Đây là nền tảng điện toán đám mây được xây dựng với tầm nhìn thay thế Internet. Dự án đang rất hot gần đây do giá trị ICP token đã airdrop cho người tham gia, và đã được những sàn giao dịch lớn (Binance, Coinbase Pro, Okex, Huobi Global) list trong cùng 1 ngày. Mong rằng những kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích để bạn tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

Disclaimer: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư.

→ Có thể bạn quan tâm: Bitcoin – “Trùm cuối” trong lịch sử phát triển tiền tệ sẽ thống trị ngành tài chính thế giới?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *