Bấm ESC để đóng

Tài Chính 24hTài Chính 24h

Giải Mã 100+ Thuật Ngữ Chứng Khoán Cần Biết Cho Người Mới

Bạn đang muốn bước chân vào thị trường nhưng lại choáng ngợp với vô vàn thuật ngữ chứng khoán chuyên ngành? Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hơn 100 thuật ngữ đầu tư chứng khoán cơ bản từ A-Z, giúp bạn tự tin giao dịch và gia tăng lợi nhuận!

Mục lục

1. Thuật Ngữ Chứng Khoán Cơ Bản Về Cổ Phiếu

1.1. Cổ phiếu (Stock)

Cổ phiếu là một thuật ngữ chứng khoán mà bạn phải biết. Đây là một giấy chứng nhận bạn có phần sở hữu trong một công ty. Khi bạn mua cổ phiếu, bạn trở thành một trong những chủ nhân của công ty đó, có quyền lợi từ lợi nhuận mà công ty kiếm được. Ví dụ, nếu công ty lãi, bạn có thể nhận được tiền cổ tức.

1.2. Cổ phần (Share)

Cổ phần là một phần nhỏ của vốn điều lệ công ty, được chia thành nhiều phần bằng nhau. Khi công ty cần thêm vốn, họ có thể bán thêm cổ phần cho công chúng qua IPO. Một ví dụ điển hình, công ty A có vốn 200 tỷ đồng, chia thành 2 triệu cổ phần, mỗi phần 100.000 đồng.

1.3. Cổ đông (Shareholder)

Cổ đông là người hoặc tổ chức sở hữu cổ phần trong công ty. Họ có thể kiếm lãi từ việc tăng giá trị cổ phiếu hoặc nhận cổ tức. Cổ đông cũng có quyền quyết định về vấn đề công ty như bầu chọn hội đồng quản trị.

1.4. Cổ tức (Dividend)

Cổ tức là phần lợi nhuận mà công ty chia sẻ với cổ đông, thường dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu mới. Công ty quyết định trả cổ tức dựa trên lợi nhuận kiếm được. Ví dụ, công ty có thể quyết định tái đầu tư lợi nhuận thay vì trả cổ tức.

1.5. Cổ phiếu Blue Chip

Cổ phiếu Blue Chip là những cổ phiếu của công ty lớn, ổn định và có uy tín, thường xuyên trả cổ tức ổn định. Ví dụ, ở Việt Nam, cổ phiếu của Vietcombank (VCB), Vingroup (VIC), hay FPT là cổ phiếu Blue Chip, đại diện cho sự an toàn và ổn định.

1.6. Cổ phiếu Penny (Penny Stocks)

Cổ phiếu Penny là cổ phiếu của các công ty nhỏ, giá thấp và có khả năng rủi ro cao. Chúng thu hút nhà đầu tư bởi giá rẻ và tiềm năng tăng giá, nhưng rủi ro lớn do thanh khoản kém.

1.7. Cổ phiếu Mid Cap

Cổ phiếu Mid Cap thuộc về công ty vừa và nhỏ với vốn hóa trung bình, thường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn cổ phiếu Blue Chip nhưng cũng kèm theo rủi ro cao hơn. Vốn hóa của những công ty này thường từ 1.000 đến 10.000 tỷ đồng, cho thấy sự cân bằng giữa cơ hội và rủi ro.

Thuật ngữ đầu tư chứng khoán
Thuật ngữ đầu tư chứng khoán

2. Thuật Ngữ Chứng Khoán về Tài Khoản Đầu Tư

2.1. Tài khoản chứng khoán (Stock Account)

Đây là thuật ngữ chứng khoán chỉ nơi bạn giữ tiền và cổ phiếu, giống như một tài khoản ngân hàng nhưng dùng để mua và bán cổ phiếu hoặc chứng khoán khác. Muốn chơi chứng khoán, bạn cần mở một tài khoản này tại công ty chứng khoán. Ví dụ, bạn muốn mua cổ phiếu của công ty X, bạn cần có tài khoản chứng khoán để thực hiện việc mua.

2.2. Danh mục đầu tư (Portfolio Investment)

Tưởng tượng bạn có một cái túi, trong đó bạn đựng nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau, đó gọi là danh mục đầu tư. Thuật ngữ chứng khoán này mục đích là để khi một số cổ phiếu không lãi thì vẫn còn những cổ phiếu khác lãi, giúp bạn kiếm được tiền mà không mất hết vào một chỗ. Giống như bạn đặt cược vào nhiều ngựa khác nhau trong một cuộc đua để tăng cơ hội thắng.

2.3. Đa dạng hóa đầu tư (Diversification)

Thuật ngữ chứng khoán này là việc bạn không chỉ đầu tư vào một loại cổ phiếu hay chứng khoán mà là nhiều loại khác nhau. Mục tiêu là để giảm thiểu rủi ro, giống như bạn không để tất cả trứng vào một giỏ. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào cả công ty công nghệ lẫn công ty thực phẩm, khi thị trường công nghệ không tốt nhưng thực phẩm vẫn ổn, bạn vẫn không mất hết tiền.

3. Thuật Ngữ Chứng Khoán về Giá

3.1. Bảng giá chứng khoán (Stock Price Board)

Thuật ngữ chứng khoán này là bảng hiển thị giá cả và thông tin giao dịch của cổ phiếu. Nó giống như bảng điểm số trong một trận đấu thể thao, giúp bạn biết được tình hình hiện tại của các cổ phiếu trên thị trường. Ví dụ, nhìn vào bảng giá, bạn có thể thấy cổ phiếu A đang được giao dịch với giá 50.000 đồng mỗi cổ phiếu.

3.2. Mệnh giá: 

Đây là giá gốc của cổ phiếu hoặc trái phiếu khi được bán ra lần đầu. Tưởng tượng bạn mua một món đồ chơi có giá gốc là 10.000 đồng ghi trên bao bì, đó chính là mệnh giá.

3.3. Thị giá: 

Thuật ngữ chứng khoán này chỉ giá mà cổ phiếu đang được mua bán trên thị trường. Nếu bạn thấy cổ phiếu của công ty A đang được bán với giá 15.000 đồng trên sàn, thì đó chính là thị giá.

3.4. Giá niêm yết: 

Khi cổ phiếu lần đầu được bán trên sàn chứng khoán, giá này phụ thuộc vào nhu cầu và cung ứng của thị trường. Giống như giá khai trương của một cửa hàng mới.

3.5. Giá khớp lệnh: 

Là giá cuối cùng mà cổ phiếu được mua bán thành công, khi người mua và người bán đều đồng ý. Nghĩa là, nếu bạn đồng ý mua cổ phiếu với giá 20.000 đồng và có người bán chấp nhận, thì đó là giá khớp lệnh.

3.6. Giá mở cửa: 

Là giá của cổ phiếu ngay tại thời điểm thị trường mở cửa. Đây thường là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Ví dụ, nếu hôm qua cổ phiếu đóng cửa ở mức 12.000 đồng, hôm nay sẽ mở cửa với giá tương tự.

3.7. Giá cao nhất và giá thấp nhất: 

Là giá cao nhất và thấp nhất mà cổ phiếu đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Giống như bạn theo dõi giá của một sản phẩm trong một tuần, thấy rằng nó dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng.

3.8. Giá đóng cửa: 

Đây là giá cuối cùng của cổ phiếu trước khi thị trường chứng khoán đóng cửa. Nếu cuối ngày, cổ phiếu A có giá 15.000 đồng, đó chính là giá đóng cửa.

Thuật ngữ chứng khoán về giá
Thuật ngữ chứng khoán về giá

3.9. Giá tham chiếu: 

Là giá cơ sở để tính toán mức dao động giá trong ngày. Nếu hôm qua cổ phiếu đóng cửa ở 12.000 đồng, giá tham chiếu cho ngày hôm sau có thể sẽ là 12.000 đồng.

3.10. Biên độ giao động giá: 

Thuật ngữ chứng khoán này là khoảng giá mà cổ phiếu được phép tăng hoặc giảm trong một ngày giao dịch. Ví dụ, nếu biên độ là ±10%, cổ phiếu 12.000 đồng có thể tăng lên 13.200 đồng hoặc giảm xuống 10.800 đồng.

3.11. Giá sàn và giá trần: 

Hai thuật ngữ chứng khoán này chỉ giới hạn thấp nhất và cao nhất mà cổ phiếu có thể giao dịch trong ngày. Nếu cổ phiếu A có giá sàn là 11.000 đồng và giá trần là 13.000 đồng, nó không thể giảm dưới 11.000 đồng hoặc tăng trên 13.000 đồng trong ngày đó.

4. Thuật Ngữ Chứng Khoán về Giao Dịch và Lệnh Giao Dịch

4.1. Mua (Buy): 

Khi bạn quyết định mua cổ phiếu hay bất kỳ sản phẩm chứng khoán nào khác, tức là bạn đang thực hiện hành động “Mua”. Ví dụ: Bạn mua 10 cổ phiếu của công ty ABC với hy vọng giá trị của chúng sẽ tăng lên.

4.2. Bán (Sell): 

Nếu bạn đã mua cổ phiếu và sau đó quyết định bán chúng đi vì giá đã tăng hoặc bạn muốn hạn chế thua lỗ, đây gọi là hành động “Bán”. Ví dụ: Bạn bán 5 cổ phiếu của công ty XYZ mà bạn đã mua trước đó để lấy lại vốn và lợi nhuận.

4.3. Lệnh trong ngày (Day order): 

Đây là lệnh bạn đặt với môi giới để mua hoặc bán cổ phiếu trong cùng một ngày. Nếu không thực hiện được, lệnh này sẽ tự động hết hạn. Ví dụ: Bạn muốn mua 100 cổ phiếu của công ty LMN nếu giá không vượt quá 50,000 VND trong ngày hôm đó.

4.4. Lệnh thị trường (Market Price Order – MP): 

Khi bạn muốn mua hoặc bán ngay lập tức tại giá thị trường hiện tại, bạn sẽ sử dụng lệnh này. Ví dụ: Bạn muốn mua ngay 20 cổ phiếu của công ty XYZ tại giá thấp nhất có thể trên thị trường.

4.5. Lệnh giới hạn (Limit Order – LO): 

Lệnh này cho phép bạn thiết lập một mức giá cụ thể mà tại đó bạn muốn mua hoặc bán cổ phiếu, giúp bạn kiểm soát được giá tốt hơn. Ví dụ: Bạn đặt lệnh mua 50 cổ phiếu của công ty ABC nếu giá giảm xuống 30,000 VND.

4.6. Giao dịch trong ngày (Day trading): 

Đây là việc bạn mua và bán cổ phiếu trong cùng một ngày để kiếm lợi từ sự biến động giá. Ví dụ: Bạn mua 100 cổ phiếu của công ty DEF vào buổi sáng và bán chúng vào buổi chiều cùng ngày với giá cao hơn.

4.7. Giao dịch ký quỹ (Margin): 

Sử dụng tiền vay từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu, có nghĩa là bạn đang “ký quỹ”. Điều này giúp bạn mua được nhiều cổ phiếu hơn nhưng cũng rất rủi ro vì nếu giá cổ phiếu giảm, bạn có thể mất nhiều hơn số tiền ban đầu. Ví dụ: Bạn mượn 10 triệu VND từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu, nếu giá cổ phiếu giảm, bạn vẫn phải trả số tiền đã vay cùng lãi suất.

5. Thuật Ngữ Chứng Khoán về Thị Trường

5.1. F0 chứng khoán: 

Đây là thuật ngữ chứng khoán dùng để mô tả những người mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán từ năm 2020 trở lại đây, và họ chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư. Ví dụ, một sinh viên vừa tốt nghiệp quyết định dùng tiền tiết kiệm của mình để mua cổ phiếu lần đầu tiên.

5.2. Bull Market (Thị trường giá lên): 

Khi người ta nói về thuật ngữ chứng khoán “Bull Market”, họ đang nói về một thời kỳ mà giá cổ phiếu chủ yếu đi lên. Trong thời gian này, nhà đầu tư cần phải biết cách phân biệt giữa sự tăng giá thực sự và những bong bóng giá để tránh rủi ro. Ví dụ, nếu một loạt cổ phiếu công nghệ tăng giá mạnh trong vài tháng, thị trường có thể đang ở trong một “Bull Market”.

5.3. Bear Market (Thị trường giá xuống): 

Ngược lại với Bull Market, “Bear Market” là thuật ngữ chứng khoán chỉ thị trường mà giá cổ phiếu giảm liên tục trong một khoảng thời gian dài. Điều này cho thấy sự tiêu cực của thị trường. Ví dụ, trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, hầu hết cổ phiếu có thể giảm giá, dẫn đến một Bear Market.

Thuật ngữ chứng khoán về thị trường
Thuật ngữ chứng khoán về thị trường

5.4. Sàn hoặc Sở giao dịch chứng khoán: 

Là nơi cung cấp môi trường để mọi người có thể mua và bán cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác. Ở Việt Nam, hai sàn giao dịch phổ biến là HOSE (ở TP.HCM) và HNX (ở Hà Nội). Ví dụ, bạn muốn mua cổ phiếu của một công ty niêm yết trên HOSE, bạn cần qua sàn HOSE để giao dịch.

5.5. Môi giới (Broker):

Đây là thuật ngữ chứng khoán chỉ người hoặc công ty giúp bạn mua hoặc bán cổ phiếu. Họ như một người bạn trong thế giới chứng khoán, tư vấn cho bạn cách đầu tư và lấy một ít phí cho dịch vụ của họ. Ví dụ, bạn muốn mua cổ phiếu của công ty A nhưng không biết làm thế nào, môi giới sẽ giúp bạn thực hiện việc này.

5.6. Tính thanh khoản (Liquidity):

Thuật ngữ chứng khoán này nói về khả năng chuyển đổi cổ phiếu hoặc tài sản thành tiền mặt mà không làm ảnh hưởng tới giá thị trường. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao là cổ phiếu dễ bán với giá gần với giá thị trường mà không làm giá đó thay đổi nhiều. Ví dụ, cổ phiếu của các công ty lớn như Apple hay Samsung thường có tính thanh khoản cao.

5.7. Chỉ số chứng khoán (Index): 

Là một số liệu thể hiện giá trị và hiệu suất của một nhóm cổ phiếu trên thị trường. Chỉ số này giúp nhà đầu tư đánh giá được tình hình chung của thị trường. Có các loại chỉ số dựa theo quốc gia, ngành, hoặc vốn hóa thị trường. Ví dụ, chỉ số VN-Index phản ánh giá trị của thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp nhà đầu tư biết được thị trường đang đi lên hay đi xuống.

5.8. Khối lượng giao dịch (Volume): 

thuật ngữ chứng khoán chỉ số lượng cổ phiếu được mua bán trong một ngày. Nó giống như số lượng bánh mì một tiệm bánh bán được mỗi ngày. Nếu tiệm bán được nhiều bánh, nghĩa là nhiều người quan tâm đến bánh mì đó, tương tự, nếu một cổ phiếu được giao dịch nhiều, nó cho thấy nhiều người quan tâm đến cổ phiếu đó.

5.9. Quỹ hoán đổi danh mục (ETF – Exchange Traded Funds): 

Giống như một giỏ hàng, trong đó bạn có thể mua nhiều loại cổ phiếu cùng một lúc thay vì mua từng loại một. ETF giúp bạn dễ dàng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau mà không cần mua từng cổ phiếu riêng lẻ. Ví dụ, nếu có một ETF theo dõi ngành công nghệ, khi bạn mua ETF này, bạn đang đầu tư vào nhiều công ty công nghệ cùng một lúc.

5.10. Quỹ tương hỗ (Mutual Funds): 

Đây là khi một nhóm người cùng nhau đầu tư tiền của họ vào nhiều loại tài sản khác nhau để giảm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. Một quản lý quỹ sẽ quyết định nên đầu tư vào đâu. Ví dụ, bạn và 10 người bạn góp tiền vào một quỹ, sau đó quản lý quỹ sẽ dùng số tiền đó để mua cổ phiếu, trái phiếu, và các tài sản khác. Quỹ tương hỗ không thể mua bán ngay lập tức như cổ phiếu mà phải chờ đến cuối ngày để biết giá trị chính xác của nó.

8. Thuật Ngữ Chứng Khoán về Phát Hành Chứng Khoán

8.1. Phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO – Initial Public Offering): 

Khi một công ty muốn tăng vốn bằng cách bán cổ phiếu của mình cho công chúng lần đầu tiên, quá trình này được gọi là IPO. Để thực hiện được, công ty cần đạt các tiêu chuẩn do sàn giao dịch và cơ quan quản lý chứng khoán đặt ra. Ví dụ: Một công ty sản xuất đồ chơi muốn mở rộng quy mô sản xuất nên quyết định bán cổ phiếu cho công chúng qua IPO.

8.2. Công ty niêm yết: 

Đây là những công ty đã được phép bán cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của họ được giao dịch tự do và công bố thông tin định kỳ. Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô XYZ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cho phép mọi người mua và bán cổ phiếu của họ.

8.3. Vốn hóa thị trường (Market Capitalization)

Đây thuật ngữ chứng khoán chỉ giá trị tổng thể của công ty tính theo giá cổ phiếu trên thị trường. Để tính vốn hóa, bạn nhân giá mỗi cổ phiếu với tổng số cổ phiếu công ty phát hành. Công ty với vốn hóa lớn thường ổn định hơn và ít rủi ro hơn. Ví dụ: Nếu công ty XYZ có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành và giá mỗi cổ phiếu là 10 đô la, vốn hóa thị trường của họ sẽ là 10 triệu đô la.

8.4. Tự doanh chứng khoán: 

Đây là khi một công ty chứng khoán tự mình mua bán cổ phiếu hoặc chứng khoán khác để kiếm lời, chẳng hạn mua khi giá thấp và bán khi giá cao. Hoạt động này giúp họ tăng lợi nhuận và đảm bảo có đủ tiền mặt khi cần. Ví dụ: Công ty chứng khoán ABC mua 1000 cổ phiếu của công ty XYZ khi giá thấp và bán chúng khi giá tăng, thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.

Kết Luận

Chúc mừng bạn đã hoàn thành hành trình khám phá 100+ thuật ngữ chứng khoán cơ bản! Nắm vững những kiến thức này là bước đệm quan trọng để bạn tự tin bước vào thị trường đầy tiềm năng. Hãy tiếp tục học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng để chinh phục thành công trong thế giới đầu tư đầy hấp dẫn!

→ Có thể bạn quan tâm: Với 50 triệu, thế hệ Gen Z nên đầu tư kênh nào hiệu quả khi lãi suất ngân hàng giảm?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *