Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền điện tử, chứng khoán nói riêng; thanh khoản là chìa khóa quan trọng giúp đảm bảo tính bền vững và cân bằng của các loại tài sản có trên thị trường đó. Do đó, để cân bằng và duy trì tính thanh khoản của thị trường, ngoài tác động bởi người mua và người bán, thì cần một người quản lý chung – các Market Maker.
- Vậy Market Maker là những ai?
- Cách hoạt động của Market Maker như thế nào?
- Và sự khác nhau giữa Market Maker (MM) – Automated Market Maker (AMM) trong thị trường Crypto là gì?
Có không ít ý kiến cho rằng những ông lớn này thao túng thị trường. Tuy nhiên sự thật như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Market Maker là gì và MM có vai trò gì trong thị trường tiền điện tử?
Market Maker là gì?
Market Maker (MM) – nhà tạo lập thị trường là một cá nhân hay tổ chức sở hữu nguồn vốn và kinh nghiệm lớn, mới mục đích là cung cấp dịch vụ giao dịch và tạo tính thanh khoản cho thị trường tài chính. Họ thực hiện hóa việc này bằng cách mua và bán các tài sản, ví dụ như cổ phiếu, coin, token,… với giá cả được thiết lập trước. Điều này làm cho thị trường có tính thanh khoản tốt hơn, các tài sản có thể được mua và bán dễ dàng hơn.
Trong đầu tư tiền điện tử, Market Maker được gọi là các “Cá Voi”, tham gia tích cực trong các giao dịch trên thị trường Crypto, trực tiếp xác định tính thanh khoản cũng như hỗ trợ giao dịch.
Market Maker thường duy trì giá mua và giá bán ở mức chênh lệch nhỏ, đồng thời cung cấp tính thanh khoản cho thị trường, điều này có thể thu hút nhiều hoạt động giao dịch diễn ra trên thị trường hơn. Khối lượng giao dịch cao sẽ làm tăng lợi nhuận của các Market Maker.
Ngoài ra, Market Maker là trung gian tài chính, họ chấp nhận rủi ro nắm giữ một lượng lớn coin, token nhằm thúc đẩy giao dịch các đồng tiền điện tử đó. Họ có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư đối với đồng tiền điện tử nhất định. Cụ thể, khi một nhà đầu tư muốn bán/mua token/coin mà không có thành viên nào trên thị trường muốn mua/bán thì các Market Maker sẽ tiến hành thực hiện giao dịch.
Nếu như không có sự tác động từ các Market Maker thì thị trường sẽ thiếu thanh khoản, làm giảm động lực mua bán của thị trường và các nhà đầu tư khác, đặt thị trường vào tình thế không thuận lợi.
Vì sao Market Maker lại quan trọng trong mọi khía cạnh của thị trường tiền điện tử?
Market Maker đóng vai trò quan trọng đối với các loại tài sản, đặc biệt là tiền điện tử, bởi yếu tố thanh khoản là yếu tố cần thiết để đảm bảo tính liên tục và ổn định của thị trường. Khi một loại tài sản nào, nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán và giao dịch tài sản đó với giá hợp lý và giảm thiểu rủi ro.
Trong giai đoạn đầu các tài sản mới được niêm yết trên, chưa có được sự quan tâm và tin tưởng từ thị trường, thì thanh khoản rất thấp. Nói cách khác, Market Maker sẽ tác động vào thị trường, cung cấp thanh khoản bằng việc mua bán tài sản đó, tạo động lực cho đồng tiền đó phát triển nhờ tâm lý thị trường.
Dưới đây là một số lợi ích mà Market Maker mang lại cho thị trường:
- Tạo thanh khoản;
- Thu hút nhà đầu tư;
- Tạo động lực cho thị trường và cơ hội phát triển của đồng tiền;
- Giảm thiểu rủi ro;
- Tăng tính minh bạch của thị trường.
Các Market Maker được hưởng lợi gì từ hoạt động của mình trên thị trường tiền điện tử?
Về bản chất, các Market Maker được coi là một doanh nghiệp, công ty cung cấp dịch vụ và tạo thanh khoản cho các dự án trong thị trường với vị thế vừa là người mua vừa là người bán. Thì những nhà Market Maker sẽ kiếm lợi nhuận như thế nào?
Ví dụ: Khi một nhà đầu tư mua một số lương token nhất định trên sàn giao dịch, họ có thể quan sát thấy giá đặt mua là $50 và giá đặt bán là $52.
Điều này có nghĩa là các Market Maker mua vào với giá $50, sau đó bán cho những người mua tiềm năng với giá $52. Thông qua giao dịch khối lượng lớn, mức chênh lệch nhỏ có thể tạo ra lợi nhuận lớn hàng ngày.
Từ đó, ta có thể thấy cách các Market Maker nắm giữ lợi ích của mình như sau:
- Thứ nhất, khi bạn là một công ty cung cấp dịch vụ, được thuê để tạo “làn sóng” cho một sản phẩm nào đó, thì bạn sẽ được trả công cho dịch vụ bạn cung cấp, đồng thời nhận được phí hoa hồng cho khoản lợi nhuận chủ thể đã thuê bạn. Thì các Market Maker cũng hoạt động tương tự, nhận được phí dịch vụ và khoản hoa hồng mà bên chủ dự án trả cho các Market Maker.
- Thứ hai, nhờ quá trình mua/bán để tạo thanh khoản cho thị trường, các Market Maker kiếm lợi nhuận chủ yếu thông qua việc quản lý rủi ro và sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán, được gọi là “Spread”.
Tức nhờ sự chênh lệch tỷ giá giữa giá mua và giá bán của một đồng tiền cụ thể, các Market Maker có thể dùng một khoản tiền vốn lớn để mặt mua coin với giá thấp hơn, sau đó đặt lệnh bán với giá cao hơn để ăn chênh lệch.
Cách các Market Maker kiếm lợi nhuận được mô tả qua hình ảnh dưới đây:
Theo đó, khối lượng giao dịch càng lớn thì lợi nhuận mà các Market Maker thu về được lại càng cao, vì vậy họ luôn muốn thị trường sôi động nhất có thể. Điều này được thực hiện khi các Market Maker sử dụng chiến lược Pump and Dump token nhằm tạo hiệu ứng FOMO nhằm thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường.
Các Market Maker làm việc với các dự án Crypto như thế nào?
Chắc các bạn cũng thấy rằng, ở trên thị trường Crypto có rất nhiều dự án token khác nhau, bản thân các nhà đầu tư cũng nhiều lần tham gia IDO ( Initial DEX Offering) – phương thức gây quỹ nhằm thu hút vốn đầu tư từ cộng đồng trong lĩnh vực tiền điện tử.
Tuy nhiên có rất nhiều hoạt động IDO trên thị trường, không phải team nào cũng biết cách launch token cả và hay thâm chí là một trong số các nhà đầu tư chưa bao giờ launch token cả. Cho nên họ rất là thiếu kiến thức là inside ở trong thị trường, cho nên các công ty về tạo lập thị trường – các Market Maker sẽ là người hướng dẫn cho những dự án này và họ sẽ hỏi các chủ dự án về thông tin sau để làm rõ mong muốn của đối phương:
- Kỳ vọng và ngân sách của chủ dự án đặt ra như thế nào?
- Timeline: thời gian đồng hành cùng dự án đến khi nào?
- Tình hình vĩ mô: các yếu tố mà có thể hoặc sẽ ảnh hưởng đến dự án là gì?
Sau khi trả lời được những câu hỏi trên, hai bên thưởng thảo với nhau từ 3 câu hỏi trên, nhà tạo lập thị trường và chủ thể dự án đi tới những bước bao gồm:
Exchange listing
- Niêm yết ở sàn giao dịch nào? Ví dụ như ONUS, Balance, ….
- Giao dịch với token nào? Ví dụ như USDt, USDC, ETH,… cho nhà giao dịch mua bán.
- Yêu cầu từ các sàn giao dịch – Exchange cho dự án token đó là gì? Ví dụ như văn bản pháp lý,…
Market Making (Tạo lập)
Inventory: Trong trường hợp này, các Market Maker sẽ phải tính được rằng dự án cần đưa bao nhiêu token để mà họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
Chiến lược trading: Lên plan với chiến lược trading cho dự án thông qua các hoạt động công đồng như, Airdrop, tin tức, phát hành token như thế nào, các cuộc AMA,…
Timing: Nếu không có lịch trình cụ thể, việc launch token sai thời điểm thôi, thì hoạt động marketing lúc đó sẽ không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của đồng tiền đó.
Ngoài ra còn các hoạt động khác như PR, Marketing, Community Engagement,….
Sự khác nhau giữa Market Maker (MM) và Automated Market Maker (AMM)
Về cơ bản, MM và AMM đều là các giải pháp cung cấp thanh khoản cho mọi tài sản trên thị trường, nhưng trong thực tế rất ít các Market Maker chuyện nghiệp chấp nhận việc tạo market cho các LTAs.
Vậy sự khác nhau giữa Market Maker và Automated Market Maker là gì? Cùng điểm qua những sự khác biệt đó qua bảng dưới đây:
Tiểu chí | Market Maker (MM) | Automated Market Maker (AMM) |
Quy trình | Thường là các tổ chức lớn, có thể giao dịch lượng token lớn và tức thì | Dựa trên hợp đồng thông minh và mã nguồn mở, cho phép thực hiện giao dịch tức thì mà không cần sự can thiệp từ bên thứ 3. |
Quy mô và tính thanh khỏa | Phù hợp với thị trường lớn và tính thanh khoản cao | Thường được sử dụng trong các mạng lưới DeFi, thị trường nhỏ và thanh khoản thấp. |
Quản lý rủi ro | Cần kiến thức chuyên sâu và khẩu vị rủi ro cao | Sử dụng thuật toán và quy tắc tự động để dự đoán, bảo đảm tính ổn định của thị trường. |
Chi phí giao dịch | Áp dụng các loại phí Spread, phí giao dịch và phụ phí khác. | Phí giao dịch cao hơn MM, có thể trả phí Gas khi thực hiện giao dịch |
Tiện ích | Cần đăng ký và KYC | Có thể dành cho bất cứ ai |
Tìm hiểu cơ bản về Automated Market Maker trong Crypto
Automated Market Maker (AMM) là một công cụ tạo tập thị trường tự động. Trong thị trường Crypto, AMM được xây dựng dựa vào các hợp đồng thông minh trên mạng lưới Public Blockchain. Nhà cung cấp thanh khoản tiến hành đưa tài sản vào pool thanh khoản. Lúc này, các nhà giao dịch sẽ thực hiện các giao dịch tài sản qua hợp đồng thông minh đã được tạo (Smart Contract).
So với các Market Maker thì AMM chịu nhiều rủi ro hơn, số Token do AMM sở hữu có thể bị giảm bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, nếu tài sản tăng hay giảm mạnh khỏi mức tỷ giá mà họ cung cấp thanh khoản.
Top các Market Maker và nơi cung cấp công cụ giao dịch lớn nhất trên thị trường Crypto ngày nay
Quỹ đầu tư mạo hiểm ALameda Research
- Quỹ đầu tư tạo ra hệ thống giao dịch hoàn thiện và đảm bảo chênh lệch OTC vô cùng nghiêm ngặt.
- Đơn vị này sở hữu đội ngũ phát triển có nhiều kinh nghiệm trong thị trường Crypto, đã từng bắt tay làm việc cùng các ông lớn như Google, Meta,..
- Alameda Research có mặt ở nhiều nơi trên thế giới và có thể thực hiện nhiều giao dịch trên nhiều sàn.
Alpha Theta
Hiện nay, Alpha Theta đang phát triển mạnh mẽ nhờ sự tập trung tích hợp nhiều giao dịch bằng thuật toán và AI. Đơn vị này rất chú trọng tới việc phát triển danh tiếng thương hiệu và sở hữu nhiều dự án lớn nhỏ, giúp các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình theo khẩu vị rủi ro của họ.
Điểm nổi bật của Alpha Theta:
- Sở hữu đội ngũ kỹ sư xây dựng các công cụ, thuật toán rất mạnh trên thị trường tiền điện tử;
- Đơn vị đảm bảo tính minh bạch về dữ liệu, nhờ đó mà các nhà đầu tư sẽ nắm bắt thị trường hiệu quả;
- Sàn giao dịch chuyên dụng hoạt động liên tục 24/7.
ONUS PRO
ONUS Pro được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ ONUS, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sàn giao dịch phái sinh hàng đầu và hoạt động theo giấy phép sàn giao dịch của ONUS, được cung cấp cho các khu vực theo quy định pháp lý cho phép.
ONUS Pro được phát triển với ưu điểm nổi bật sau đây:
- Thế mạnh UI/UX: Với triết lý lấy người dùng làm trung tâm, ONUS luôn mang lại một trải nghiệm giao dịch tiện dụng và ổn định cho người dùng.
- Hiệu năng cao: Hệ thống khớp lệnh (matching engine) của ONUS Pro có thể xử lý lên tới 50,000 giao dịch mỗi giây, với độ trễ dưới 1s cho mỗi lệnh (orders). ONUS Pro được xây dựng để trở thành một sàn giao dịch hàng đầu trên thế giới trong những năm tới.
- Thanh khoản dồi dào: ONUS Pro hợp tác với các nhà cung cấp để kiến tạo nguồn thanh khoản dồi dào cho các traders. Trong tương lai gần, nguồn thanh khoản này sẽ tiếp tục được bổ sung và mở rộng.
- Phí thấp nhất: Với mức phí chỉ từ 0.01% – 0.04% (0.04% cho lệnh market và 0.02% cho lệnh Limit), ONUS Pro là một trong những sàn giao dịch có mức phí thấp nhất trên thị trường crypto hiện nay.
Tổng kết
Thuật ngữ Market Maker (MM) ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực tiền điện tử nói riêng và thị trường đầu tư tài chính nói chung. Với vai trò đồng thời là người mua và người bán, các nhà tạo lập thị trường đang đóng một vài trò quan trọng trên các sàn giao dịch.
Và đối với các nhà đầu tư, khi tham gia vào các hoạt động của Market Maker có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm rủi ro giao dịch, giảm chi phí giao dịch, tạo ra cơ hội giao dịch và tăng tính thanh khoản của thị trường.
Có thể bạn quan tâm: Trader và Investor: Bạn thuộc trường phái nào trong đầu tư tài chính 2024?
Để lại một bình luận